Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
3 cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/11
 
Đầu tư trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 25/11 của các công ty chứng khoán.
1. TJC: Khuyến nghị tích lũy

CTCK MB (MBS)

Giá dầu thô giảm mạnh nhờ vậy lợi nhuận thuần quý III/2015 của CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (TJC - HNX) tăng gấp 2 so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, TJC đạt doanh thu 149,8 tỷ đồng giảm 12% và lợi nhuận sau thuế đạt 11,5 tỷ đồng giảm 25% so với cùng kỳ năm 2014,lần lượt hoàn thành 83% và 115% kế hoạch năm.

Về hoạt động, tháng 8/2015, công ty đã mua thêm 1 tàu mới trọng tải 8.782DWT để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoạt động của công ty vẫn ổn định như chung chuyển xi măng, clinker bằng xà lan cho công ty Chifon trong tuyến Hải Phòng Quảng Ninh.

Công ty tiếp tục duy trì vận tải mặt hàng xuất khẩu than, thạch cao truyền thống trên tuyến Việt Nam-Thái Lan. Đồng thời tìm kiếm mở rộng quan hệ với các khách hàng Hàn Quốc, Nhật Bản có uy tín để cho thuê tàu định hạn.

Tiềm năng tăng trưởng trong những năm tiếp theo của công ty rất tốt khi giá nguyên liệu giảm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh khi Việt Nam tham gia sâu rộng vào các hoạt động kinh tế trong khối ASEAN và các hiệp định TTP được ký kết.

Với kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm tương đối khả quan, TJC sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra với lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng, EPS tương ứng đạt 2000 đồng/CP. Hiện tại TJC đang giao dịch ở mức P/E là 4,5 lần thấp hơn nhiều so với PE ngành vận tải biển (9,2 lần). Giá cổ phiếu TJC hiện tại là 9.900 đồng/CP thấp hơn giá trị thực của công ty. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu với giá mục tiêu trong năm 2015 ở mức 14.000 đồng.

2-3. VIT và CVT: Khuyến nghị tích cực

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Sự phục hồi của thị trường bất động sản giúp triển vọng ngành vật liệu xây dựng nói chung và gạch ốp lát nói riêng đang tương đối thuận lợi. Cùng trong xu hướng đó, xu thế sử dụng gạch granite chất lượng cao thay thế cho gạch ceramic đang ngày càng trở nên rõ ràng và trở thành phân khúc tiềm năng.

CTCP CMC (mã CVT) và CTCP Viglacera Tiên Sơn (mã VIT) có một số nét khá tương đồng về sản phẩm, nguồn nguyên liệu. Cả hai đều có thị trường tiêu thụ chính nằm tại miền Bắc đều đang tiến hành nâng công suất lên gấp rưỡi trong năm 2015 với việc xây dựng các nhà máy sản xuất gạch granite men mài in kỹ thuật số.

Mặc dù định hướng kinh doanh có nhiều nét khác biệt, cụ thể, VIT tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp trong khi CVT hướng tới đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường, nhưng cả hai đều là những công ty sản xuất có nền tảng cơ bản tốt, dòng tiền kinh doanh dồi dào, triển vọng 2016 rất khả quan.

Cổ phiếu 2 công ty vẫn đang giao dịch ở mức định giá hấp dẫn. Chúng tôi đánh giá OUTPERFORM với cổ phiếu của cả VIT và CVT. VIT thích hợp hơn với hoạt động đầu tư dài hạn, trong khi CVT phù hợp với chiến lược ngắn hạn và trung hạn.

Ngành đường: Nâng quan điểm lên trung lập

CTCK BIDV (BSC)

Trong báo cáo đánh giá triển vọng ngành quý III, BSC đã nâng quan điểm về ngành Đường từ Kém Khả quan lên Trung Lập. Chúng tôi đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Đường trong quý I/2015 (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9) có cải thiện nhưng chưa đáng kể so với quy mô sáp nhập.

Một số điểm đáng lưu ý của ngành Đường như sau:

(1) Giá đường Thế giới đang đảo chiều sau 4 năm giảm giá liên tiếp (từ năm 2010). Mặc dù tồn kho lớn nhưng do điều kiện thời tiết biến đổi khắc nghiệt (El Nino) khiến sản lượng đường sản xuất của các nước dẫn đầu như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc sụt giảm. Qua đó dẫn tới tổng sản lượng tiêu thụ tiến sát đến mức sản xuất và tăng giá đường nguyên liệu.

(2) Ngành Đường Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ các Hiệp định Thương mại tự do. Ngành Đường hiện là một trong những ngành được bảo hộ nhiều nhất với việc áp hạn ngạch nhập khẩu và thuế suất nhập khẩu ngoài hạn ngạch lên đến 80 – 100%. Việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan và tăng sức ép cho ngành Đường nội địa trong giai đoạn tới.

(3) Sáp nhập - Tái cơ cấu làm tăng ảnh hưởng chi phối của nhóm doanh nghiệp thâu tóm. Với việc có cùng một chủ sở hữu, không tính đến các doanh nghiệp đường chưa niêm yết, BHS và SBT sau sáp nhập với NHS và SEC sẽ chiếm tới 31,8% tổng sản lượng đường trong nước, ảnh hưởng chi phối lớn tới toàn ngành. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu sau sáp nhập có thể giúp tăng năng lực cạnh tranh cho nhóm doanh nghiệp nội địa trước áp lực hội nhập của các Hiệp định thương mại tự do.

(4) Đánh giá về khả năng SBT, BHS được xét vào danh mục ETF:

Với cổ phiếu SBT, đến thời điểm 13/11, SBT sau sáp nhập có đủ các yếu tố để vào danh mục FTSE VN trong kỳ tới: (1) Vốn hóa 137 triệu USD thõa mãn tiêu chí quy mô vốn 88% danh mục FTSE All-Share Index; (2) Thanh khoản tháng gần nhất đạt 1,4 triệu USD/ phiên trong 3 tháng gần nhất và đã ra khỏi danh mục 4 kỳ; (3) Room nước ngoài 45,4%; tỷ lệ Freeloat dự kiến 49%. SBT sau sáp nhập thõa mãn mọi tiêu chí của quỹ FTSE, và nhiều khả năng sẽ được xét đưa vào danh mục này trong kỳ review quý IV, 2015.

Với cổ phiếu BHS, đến thời điểm 13/11, BHS cũng thõa mãn các tiêu chí vào danh mục FTSE VN trong kỳ tới: (1) Vốn hóa hiện tại 55 triệu USD, dự kiến trên 100 triệu USD sau sáp nhập thỏa mãn tiêu chí quy mô vốn 88% danh mục FTSE All-Share Index; (2) Thanh khoản tháng gần nhất đạt 1,1 triệu USD/ phiên trong 3 tháng gần nhất; (3) Room nước ngoài còn lại 45,9%; tỷ lệ Freeloat dự kiến 49%. BHS sau sáp nhập cũng nhiều khả năng được xét đưa vào danh mục này trong kỳ review quý IV 2015 nếu cổ phiếu niêm yết bổ sung kịp trong quý này.

Nhiều công ty chứng khoán đã sẵn sàng cho T+2
Hệ thống thanh toán chứng khoán giữ vai trò trọng yếu đối với sự an toàn, ổn định của hệ thống tài chính mỗi quốc gia và việc rút ngắn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư