CTCK Bảo Việt (BVSC)

Năm 2015, container lạnh đóng góp 27% tỷ trọng trong lợi nhuận gộp của CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (mã VSC), điều này cũng đã phản ánh vào diễn biến giá của VSC trong quý III/2015 với mức tăng hơn 40% từ 50.000 đồng lên 64.000 đồng/CP trong khoảng 3 tháng.

Từ năm 2016 trở đi. VSC sẽ không còn đột biến từ container lạnh do thay đổi chính sách từ phía Trung Quốc khi ưu tiên phát triển khu vực cảng tại các tỉnh thuộc địa phận Quảng Tây, khiến container lạnh tạm nhập tái xuất không còn từ Hong Kong thông qua Hải Phòng lên biên giới Việt - Trung.

Chúng tôi nhận thấy thị giá của VSC cũng đã phản ánh tác động của mất khoản lợi nhuận từ container lạnh của VSC vào quý III/2016 khi giá cổ phiếu đã giảm khoảng 30% từ mức 71.000 xuống còn 51.000 đồng.

Năm 2016 sẽ là một năm chững lại về lợi nhuận đối với VSC, sau năm 2015 rất thành công nhờ tăng trưởng đột biến container lạnh. Cảng mới đi vào hoạt động giúp VSC tăng 20% doanh thu trong năm 2016 nhưng vẫn chưa thể bù đắp lợi nhuận từ container lạnh, do đó lợi nhuận sau thuế 2016 chỉ đạt 252 tỷ, giảm 9% so với năm 2015. Nhưng đây có thể xem là năm bản lề cho giai đoạn tăng tốc về lợi nhuận từ năm 2017 của VSC khi cảng mới có thể hoạt động tối đa công suất.

Với triển vọng lạc quan từ cảng mới của VSC, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu VSC với giá mục tiêu là 72.000 đồng/cổ phần. Tại mức giá kỳ vọng, P/E forward 2017 của VSC vào khoảng PE 11,9 lần, là mức PE hợp lý so với thị trường.

2. Khuyến nghị khả quan cổ phiếu VCB

CTCK Vietcombank (VCBS)

9 tháng đầu năm 2016, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (mã VCB) ghi nhận kết quả kinh doanh cao với 6.326 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 84% kế hoạch năm). Lợi nhuận tăng trưởng đột biến đến từ cải thiện trong hoạt động kinh doanh cốt lõi và giảm chi phí dự phòng sau giai đoạn tập trung xử lý nợ xấu.

Kết quả kinh doanh cao trong 9 tháng đã củng cố quan điểm tăng trưởng cao của VCB trong năm nay. Ước tính lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 8.829 tỷ đồng (tăng trưởng 29,31%, vượt kế hoạch 17,7%). Theo đó, BV tính đến cuối năm 2016 là 13.528 đồng/CP. Với giá đóng cửa 35.450 đồng/CP, VCB đang được giao dịch với PB forward 2016 là 2,62 lần.

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao do giảm chi phí dự phòng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi, chúng tôi dự báo VCB có thể ghi nhận 12.077 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2017 (tăng trưởng 36,79% so với năm 2016).

Theo đó, BV tính đến cuối năm 2017 là 15.000 đồng/CP. Với giá đóng cửa 35.450 đồng/cp, VCB đang được giao dịch với PB forward 2017 là 2,36 lần, thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh giữa năm 2016 là 2,78 lần (dựa trên BV forward 2017).

Với mức vốn hóa cao, ảnh hưởng mạnh tới thị trường và nền tảng cơ bản tốt nhất trong ngành ngân hàng, VCB thường được giao dịch với mức giá cao so với trung bình ngành. Từ cuối năm 2014 đến nay, VCB thường được giao dịch trong khoảng PB từ 2 đến 3 lần với ngưỡng an toàn là từ 2 đến 2,5 lần. Theo đó, chúng tôi cho rằng mặt bằng giá này là khoảng dao động hợp lí cho cổ phiếu, tương đương mức giá từ 30.000 đồng đến 37.500 đồng (dựa trên BV forward 2017).

Giá cổ phiếu đã giảm khoảng 20% từ mức đỉnh năm 2016 khi thông tin VCB bán vốn cho quỹ đầu tư GIC với giá 29.000 đồng và sau đó là đồn đoán về việc thương vụ này có thể không thành công.

Hiện tại ngân hàng đã gia hạn thời gian quyết định của NHNN cho đến cuối năm 2016, tức là chỉ còn gần 1 tháng nữa. Dựa trên mức giá khá thấp so với giá thị trường và động thái trì hoãn của NHNN, chúng tôi cho rằng thương vụ có thể chưa hoàn thành trong thời gian ngắn. Và điều này có thể tiếp tục gây tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây lại là cơ hội để có mức giá tốt đầu tư cổ phiếu VCB. Với định giá trong khoảng 30.000 đồng đến 37.500 đồng, chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN cho VCB ở thời điểm hiện tại và có thể nâng lên MUA ở các vùng giá thấp hơn.

3. Khuyến nghị mua vào cổ phiếu ACB

CTCK Vietcombank (VCBS)

9 tháng đầu năm 2016, Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) ghi nhận 1.244 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng trưởng 14%, hoàn thành 83% kế hoạch cả năm). Hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn tăng trưởng tích cực, tăng trưởng lợi nhuận vừa phải chủ yếu do trích lập cho nợ tồn đọng quá khứ.

Dựa trên kết quả kinh doanh 9 tháng, chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế cả năm 2016 của ACB là 1.570 tỷ đồng (tăng trưởng 19,49% so với năm 2015, vượt 4,4% kế hoạch). Theo đó, BV tính đến cuối năm 2016 là 14.284 tỷ đồng. Với giá đóng cửa 17.600 đồng/cp, ACB đang được giao dịch với PB forward 2016 là 1,23 lần.

Duy trì tăng trưởng trong bối cảnh tiếp tục giải quyết nợ xấu quá khứ, chúng tôi dự báo ACB có thể ghi nhận 1.945 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2017 (tăng 21,56% so với năm 2016).

Như vậy lợi nhuận trước thuế 2017 ước đạt 1.990 tỷ đồng (tăng 21,56% so với năm 2016). Theo đó, BV tính đến cuối năm 2017 là 15.878 đồng/CP.

Với giá đóng cửa 17.600 đồng/CP, ACB đang được giao dịch với PB forward 2017 là 1,1 lần, tương đương trung bình ngành. Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ sau khi giải quyết hoàn toàn nợ xấu quá khứ, chúng tôi cho rằng ACB xứng đáng được mức định giá cao hơn 20% so với trung bình ngành hiện nay, tương đương mức giá 21.340 đồng/cổ phiếu, cao hơn 21,3% so với giá hiện tại. VCBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ACB.