CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành mảng thi công cọc móng cùng nhu cầu xây dựng cơ bản lớn tại Việt Nam, Công ty cổ phần FECON (mã FCN) có đủ khả năng để hoàn thành 80-100% kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho năm 2019.

Trong khi đó, mảng đầu tư sẽ là điểm nhấn tăng trưởng trong dài hạn của FCN. Vấn đề lớn nhất của FCN là việc thu hồi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, chúng tôi chưa nhận thấy được các tín hiệu tích cực để FCN có thể giải quyết được các vấn đề này trong trung hạn

Hiện tại, FCN đang được giao dịch tại mức giá 14.200 đồng/CP (giá ngày 06/06/2019) tương đương mức P/E trailing đạt 6,43x và P/E forward (theo kế hoạch kinh doanh) đạt 4,54x, khá thấp so với tiềm năng tăng trưởng.

Với triển vọng có được lợi nhuận đột biến từ viêc bán dự án Vĩnh Hảo 6 cùng giá trị hợp đồng ký được từ hoạt động chính lớn, chúng tôi đánh giá FCN có triển vọng tích cực trong ngắn hạn (dưới 1 năm) và trung lập trong trung-dài hạn.

2. Giá mục tiêu của PVS là 24.400 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS) đã công bố kế hoạch kinh doanh 2019 với doanh thu đạt 13 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 700 tỷ đồng, thấp hơn lần lượt 11,2% và 28,3% so với kết quả kinh doanh thực tế 2018. Các kế hoạch này hoàn thành lần lượt đạt 83,2% và 48,5% dự báo 2019 tương ứng của chúng tôi.

Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng PVS thường công bố kế hoạch kinh doanh thận trọng với lợi nhuận thực tế thường cao hơn khoảng 60% so với kế hoạch. Chúng tôi đang chờ đợi ĐHCĐ thường niên của PVS diễn ra vào cuối tháng 6/2019 với nhiều thông tin hơn về kế hoạch này.

Chúng tôi hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 24.400 đồng/CP dành cho PVS (tổng mức sinh lời dự phóng 11,1% bao gồm lợi suất cổ tức 3,1%). Theo giá đóng cửa phiên 7/6, PVS hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2019 đạt 11,7 lần.

3. MWG sẽ vượt vùng kháng cự 89-90

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) đang xác lập xu thế tăng sạu khi chạm ngưỡng hỗ trợ cũ tại 85. Thanh khoản cổ tăng trở lại trong 3 phiên gần đây và đã vượt mức trung bình 20 phiên.

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá khi RSI có xu thế tăng mạnh và MACD đang cắt lên đường tín hiệu. Dải mây Ichimoku nâng đỡ đường giá và MA20 cắt lên MA200 cũng đều cho thấy vị thế tăng của MWG khá là vững chắc.

Như vậy, cổ phiếu MWG nhiều khả năng sẽ vượt được vùng kháng cự 89-90 và trở về vùng giá 90-95 trong các phiên giao dịch tới.

Nếu cổ phiếu không vượt được ngưỡng kháng cự 90 khi đã 4 lần không thành công vượt qua ngưỡng kháng cự này, thì sẽ hình thành mô hình 2 đáy tại ngưỡng giá 85 và xác lập một xu thế tăng vững chắc hơn.

4. Khuyến nghị mua cho BWE với giá mục tiêu là 28.514 đồng/CP

CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (mã BWE) đặt kế hoạch tăng trưởng 10% ở cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong 2019. Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi tin rằng BWE hoàn toàn đủ khả năng để đạt được hoặc thậm chí vượt qua mục tiêu này.

Trong quý I/2019, BWE công bố doanh thu đạt 491,3 tỷ đồng (tăng trưởng 16,5%) và lợi nhuận sau thuế đạt 103,9 tỷ đồng (tăng trưởng 68,1%), lần lượt đạt 20% và 29% kế hoạch cả năm.

Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng chủ yếu bởi doanh thu bất thường từ việc hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư vào CTCP Cấp nước Đồng Nai (DNW - UPCoM). Nếu loại bỏ khoản doanh thu bất thường này và khoản dự phòng trích lập trong quý I/2018, BWE ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 119,1 tỷ đồng trong quý I/2019 (tăng trưởng 10,1%) so với khoản 108 tỷ đồng ghi nhận trong quý I/2018.

Mặc dù giá nước được tăng, biên lợi nhuận của BWE đã không cải thiện tương ứng, chủ yếu do chi phí khấu hao đã tăng khoảng 20% so với quý I/2018 một phần đến từ việc khánh thành nhà máy xử lý nước thải Dĩ An với tổng mức đầu tư là 115 triệu Đô la Mỹ và công suất 20.000 m3 trong tháng 11/2018.

Chúng tôi dự kiến BWE sẽ tiếp tục tăng trưởng tương tự trong suốt năm 2019 nhờ vào các yếu tố sau: (i) số lượng khách hàng tăng do số lượng các khu công nghiệp dự kiến tăng từ 28 lên 37 vào năm 2020, tốc độ tăng dân số 3% cộng với việc đẩy mạnh đô thị hóa ở tỉnh Bình Dương (ii) dịch vụ xử lý nước thải mới hoàn thành vào năm 2018 sẽ hoạt động trọn năm 2019, và (iii) mở rộng sang các khu vực khác thông qua M&A, với công ty mục tiêu đầu tiên là DNW và (iv) giá nước sẽ tăng 5% mỗi năm cho đến năm 2022 theo lộ trình đề ra bởi tỉnh Bình Dương.

Ngoài ra, Becamex IDC (Upcom: BCM) đã bán 24 triệu cổ phiếu BWE, giảm tỷ lệ sở hữu từ 41% xuống còn 25% vàkhông còn là cổ đông lớn nhất ở BWE

Trong năm 2019, chúng tôi dự phóng doanh thu BWE đạt 2.549 tỷ đồng (tăng 16% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế là 380 tỷ đồng (tăng trưởng 16,9%). Sử dụng kết hợp các phương pháp P/E, EV/EBITDA và P/B, chúng tôi giữ khuyến nghị mua cho BWE với giá mục tiêu là 28.514 đồng/CP.