Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
4G của Viettel sẽ khác biệt
Hữu Tuấn - 02/04/2017 06:44
 
Dự kiến trung tuần tháng 4/2017, Viettel sẽ đồng loạt khai trương dịch vụ 4G tại 63 tỉnh, thành phố với 36.000 trạm 4G. Ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel khẳng định: “Bật máy ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam cũng sẽ có 4G thực sự của Viettel”.

Ở đâu cũng có 4G Viettel

Theo ông Thắng, hiện các nhà mạng đang thử nghiệm và tới đây dung cấp dịch vụ 4G trên tần số 1.800 Mhz mà trước đây dùng cho 2G. Đây là tần số cao, nhưng khả năng phủ xa và sâu sẽ không bằng các tần số thấp như 700Mhz, 900Mhz… Lý do các nhà mạng dùng tần số 1.800 Mhz làm 4G còn là vì hiện nay đây là tần số có số máy đầu cuối (smartphone, tablet…) hỗ trợ nhiều, băng tần tốt, cao, phủ sâu.

Trong giai đoạn thử nghiệm, có hiện tượng 4G bị rớt sóng, nhỡ cuộc gọi, khiến một số khách hàng lo ngại về chất lượng của 4G. Tuy nhiên, ông Tào Đức Thắng trấn an, tình trạng “rớt sóng”, nhỡ cuộc gọi rất có thể là do sóng giao nhau giữa 2G, 3G, 4G trên cùng một thiết bị. Khi đó, sóng nào mạnh, thiết bị sẽ lựa chọn mạng đó để kết nối, nên có “độ trễ” nhất định. Hoặc cũng có thể là do vị trí người dùng đúng “điểm mù”, điểm “mắt lưới” của các trạm BTS.

.
.

Quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là “chất lượng 4G phải thực sự là 4G, chứ không phải 3G+”, bởi vậy, giải pháp của Viettel để 4G “thực sự là 4G” là vùng phủ sóng. Vùng phủ sóng rộng, sâu và dung lượng lớn sẽ giải quyết các vấn đề về kết nối. “Khi khai trương 4G Viettel, chúng tôi sẽ có vùng phủ sóng tới 100% các quận, huyện trên cả nước với  36.000 trạm phát sóng 4G, số trạm BTS lớn nhất thế giới. Với vùng phủ rộng, sâu và dung lượng lớn của 4G Viettel, tin rằng, khi bật máy ở bất cứ đâu trên đất Việt Nam sẽ có 4G thực sự của Viettel”, ông Thắng nói.

Trong các nhà mạng cung cấp 4G, thì Viettel có chiến lược “phủ tràn khắp nước”, phủ sóng 704 quận, huyện, tương đương 99% tổng số quận, huyện của cả nước.

Để có thể triển khai 36.000 trạm 4G trong thời gian kỷ lục 6 tháng, theo lãnh đạo Viettel,  có nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là tầm nhìn chiến lược. Viettel đã xây dựng trước đó một hạ tầng sẵn để chuẩn bị cho không chỉ 4G, mà còn cho 5G, 6G. Trước đây, Viettel đã đầu tư xây dựng 32.000 trạm BTS 3G và hệ thống cáp quang lớn nhất Việt Nam, tổng chiều dài cáp quang của Viettel riêng tại thị trường Việt Nam đã đủ để quấn hơn 8 vòng quanh trái đất, cáp quang đã về tới tận xã. Đó là nền tảng hạ tầng để Viettel triển khai 4G nhanh chóng.

Ngoài ra, Viettel đã có kinh nghiệm triển khai 4G ở 6 thị trường nước ngoài (gồm   Campuchia, Lào, Burundi, Haiti, Peru, Đông Timor), do đó, việc triển khai gần 36.000 trạm 4G trong vòng 6 tháng đúng là một kỳ tích, nhưng là dựa trên một tầm nhìn dài hạn, sự tính toán cẩn thận, sự quyết tâm của cả hệ thống và đội ngũ tinh nhuệ, nhiều kinh nghiệm.

Chất lượng ngoại

Về chất lượng trạm BTS 4G của Viettel, hiện chiếm tỷ trọng lớn là mua của các nhà cung cấp 4G số một thế giới như Ericsson, Nokia. Viettel sản xuất các hệ thống mạng lõi tổng đài. Tới đây, sau khi đã “phủ rộng”, Viettel sẽ sản xuất các thiết bị 4G “phủ sâu” tới tận các tòa nhà, chung cư, văn phòng…

4G là mảnh ghép hoàn hảo cho hệ sinh thái các dịch vụ mà Viettel đang cung cấp
- Ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Viettel
Với Viettel, 4G là mảnh ghép hoàn hảo cho hệ sinh thái các dịch vụ mà Viettel đang cung cấp như các ứng dụng trong y tế, giáo dục, thành phố thông minh, chính quyền điện tử… Với 4G, nhà mạng sẽ giải quyết được vấn đề chất lượng dịch vụ và tạo nền tảng hạ tầng để phát triển các dịch vụ mới, tăng thêm doanh thu trên mỗi thuê bao.

 

Có thể nói, trên thế giới chưa một nhà mạng lớn nào, kể cả Vodafone, Singtel, Verizon, EE… đầu tư một mạng 4G phủ rộng và sâu như Viettel đang làm ngay từ đầu. Thông thường, các mạng di động sẽ chỉ triển khai 4G cho vùng thành thị, nên họ sẽ đầu tư dần dần từ thành thị ra nông thôn.

Quan điểm của Viettel là, việc xây dựng một mạng lưới 4G rộng khắp sẽ giúp 93 triệu người dân Việt Nam có cơ hội tiếp cận Internet ngang nhau. Việc xây dựng một hạ tầng viễn thông hiện đại có ý nghĩa cho sự phát triển của đất nước và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên nền tảng viễn thông - băng rộng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không phải là cuộc cách mạng về công nghệ, mà đó là cuộc cách mạng của những ứng dụng. 4G sẽ tạo ra vô số cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, kinh doanh.

4G phủ sóng tới 100% quận, huyện, có nghĩa là các ca mổ, hội chẩn có thể hướng dẫn trực tiếp từ bệnh viện tuyến Trung ương, mở ra cơ hội sống cho hàng ngàn người dân. Mở ra cơ hội cho rất nhiều học sinh, sinh viên vùng sâu vùng xa được học hành như học sinh thành thị. 4G cũng sẽ giúp cải cách hành chính, chính phủ điện tử tiến thêm một bước mới…

Với doanh nghiệp, 4G sẽ là nền tảng tạo ra vô số dịch vụ mới, sản phẩm mới mà trước đây công nghệ cũ chưa cho phép triển khai. Và tất yếu sẽ có nhiều start-up được sinh ra từ 4G.

Phó tổng giám đốc Viettel: Viettel cam kết tốc độ 4G sẽ thực sự là 4G, không phải là "3G+"
Ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, chỉ trong 6 tháng, Viettel sẽ xây dựng xong gần 36.000 trạm thu phát sóng 4G. Với số trạm phát...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư