Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Bình Dương: Hỗ trợ DN theo chỉ đạo của Thủ tướng
Hồng Sơn - 25/05/2014 09:32
 
Có mặt tại Bình Dương, đi thực tế tại một số doanh nghiệp, điều dễ nhận thấy đó là sự tích cực của cả chính quyền và doanh nghiệp trong việc sớm đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đồng Nai cam kết bảo vệ cho nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tướng chính thức kết luận việc hỗ trợ doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp rất cần được hỗ trợ

95% doanh nghiệp đã sản xuất trở lại
Công ty TNHH May mặc Bowker Việt Nam là một trong nhiều doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất sớm tại Khu công nghiệp Đồng An 1.

Ông Đinh Hùng Phong, Tổng giám đốc Công ty cho biết, tuy có bị thiệt hại do đập phá, nhưng Công ty đã nhanh chóng khắc phục và hơn 3.000 công nhân đã đi làm bình thường. Theo ông Phong, Bowker là một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hồng Kông, đã đầu tư và sản xuất tại tỉnh Bình Dương hơn 10 năm nay.

  Nhiều nhà máy may mặc ở Bình Dương đã hoạt động trở lại  
  Nhiều nhà máy may mặc ở Bình Dương đã hoạt động trở lại  

Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp hiện vẫn chưa thể sản xuất trở lại.

Tại  Công ty TNHH sản xuất may mặc Esquel Việt Nam (Khu công nghiệp VSIP I), việc dọn dẹp nhà xưởng, sửa lại các máy may, sắp đặt lại các chuyền sản xuất… vẫn đang được triển khai.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Dương Minh Tâm, Phó giám đốc Công ty cho biết, là  doanh nghiệp chuyên làm hàng may mặc cao cấp (thuộc Tập đoàn Esquel, Sigapore), đã hoạt động tại VSIP I từ 14 năm nay và hiện có hơn 5.000 công nhân.

Theo ông Tâm, trong sự việc vừa qua, Công ty bị thiệt hại khá lớn. “Do có một số thiết bị chuyên dụng phải chờ nhập khẩu, lắp đặt, nên hoạt động sản xuất trở lại phải mất một thời gian ngắn”, ông Tâm nói.

Tính đến ngày 23/5, đã có 95% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoạt động trở lại. Trong đó, có nhiều nơi đạt tỷ lệ cao, như các khu công nghiệp VSIP ; các doanh nghiệp hoạt động ngoài khu công nghiệp ở thị xã Thuận An, thị xã Tân Uyên…

Lý giải tỷ lệ doanh nghiệp tại các khu công nghiệp hoạt động sản xuất trở lại chưa cao, mới đạt mức 86%, ông Nguyễn Thành Nhân, Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, hầu hết đó là các doanh nghiệp bị thiệt hại nặng.

Theo ông Nhân, tổng số có hơn 300 doanh nghiệp bị thiệt hại, trong đó có 13 doanh nghiệp bị cháy; những doanh nghiệp bị thiệt hại nặng có thể phải mất hàng tháng mới khắc phục xong.

Nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương cũng đã tổ chức thống kê số lượng và mức độ thiệt hại do các doanh nghiệp kê khai và được xác minh. Theo đó, đã có 257 doanh nghiệp kê khai thiệt hại và cơ quan chức năng đã kiểm tra được 199 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, con số này là còn thấp so với thực tế số doanh nghiệp bị thiệt hại. Tính đến ngày 23/5, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương mới nhận được báo cáo kê khai thiệt hại của hơn 30 doanh nghiệp. Theo ông Nhân, do chưa tổng hợp xong danh sách doanh nghiệp bị thiệt hại cũng như chưa xác minh xong nên con số về tổng thiệt hại của các doanh nghiệp ở Bình Dương chưa được công bố.

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, tỉnh và các ngành chức năng đang quán triệt, tích cực triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại.

Cụ thể, ngành hải quan Bình Dương giúp các doanh nghiệp khôi phục lại phần mềm, hồ sơ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp bị mất cắp, hư hỏng hoặc bị cháy để các doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất nhập khẩu.

Cục Hải quan cũng dừng việc phạt chậm thanh khoản của các doanh nghiệp; các chi cục làm việc luôn hai ngày thứ bảy và chủ nhật phục vụ các doanh nghiệp làm tăng ca kịp giao hàng; chưa thu thuế các doanh nghiệp nhập tài sản cố định thay thế thiết bị, phương tiện bị hư hỏng…

Cục Thuế tỉnh đã tạm dừng đôn đốc các doanh nghiệp tồn đọng tiền thuế tính đến cuối tháng 4/2014; giải quyết hoàn thuế cho các doanh nghiệp đã gửi hồ sơ hoàn thuế mặc dù chưa kiểm tra; dừng kế hoạch kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp; sẵn sàng cung cấp các dữ liệu của doanh nghiệp bị mất nếu có yêu cầu; chưa thu các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp…

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng dừng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; chuẩn bị xong số liệu diện tích đất đai của các doanh nghiệp thuê đất phục vụ cho việc xét miểm giảm tiền thuê đấ, thuế đất…

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, việc hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất - kinh doanh chính là khôi phục nềm tin cho các nhà đầu tư.

“Quyết tâm của tỉnh Bình Dương là phải khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư”, ông Trần Văn Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

“Bình Dương sẽ khôi phục hình ảnh, uy tín của một địa phương luôn trong tốp dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhất”, ông Nam khẳng định và cho biết, cùng với cam kết không để xảy ra tình trạng tương tự, một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên và phải hoàn thành sớm việc thống kê các thiệt hại của doanh nghiệp để có biện pháp cụ thể để hỗ trợ.

Thủ tướng viết blog về môi trường đầu tư của Việt Nam Thủ tướng viết blog về môi trường đầu tư của Việt Nam

() Trước những thông tin xuyên tạc của Trung Quốc về môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua (23/5) đã bất ngờ có bài viết trên blog thuộc trang thông tin chính thức của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về khả năng thu hút vốn đầu tư của Việt Nam, trong đó khẳng định “Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư”.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư