Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Bộ Công thương thông tin về 471 dự án thủy điện bị loại khỏi Quy hoạch
Thế Hải - 19/07/2017 10:18
 
Sau hơn 3 năm (2013-2016) thực hiện rà soát quy hoạch theo Nghị quyết 62 của Quốc hội, đã có 471 dự án thủy điện (trong đó có 8 dự án thủy điện bậc thang và 463 dự án thủy điện nhỏ bị loại khỏi Quy hoạch.

Bộ Công thương cho biết, đây là các dự án tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội, hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng quy hoạchdự án ưu tiên khác tại khu vực.

Ngoài những dự án thủy điện bị loại khỏi Quy hoạch, Bộ Công thương cũng không xem xét bổ sung quy hoạch 213 vị trí tiềm năng thủy điện (Công suất 349,61MW).

 

Hội nghị toàn quốc với chủ đề: "Phát triển Thủy điện vừa và nhỏ, Năng lượng tái tạo" do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp với Tổng cục Năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 28/7/2017 tại Hội trường Tập đoàn Điện lực Việt Nam, số 11 Cửa Bắc, Quận Ba Đình, Hà Nội.

 
Hội nghị sẽ bàn về phát triển các dự án thủy điện vừa và nhỏ còn lại; đánh giá tiềm năng, phát triển năng lượng tái tạo gồm: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối... trên địa bàn từng tỉnh, thành phố và từng vùng, miền trong cả nước từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với các dự án còn lại sau khi đã loại khỏi quy hoạch, UBND các tỉnh vẫn sẽ tiếp tục xem xét thu hồi chủ trương đầu tư đối với các dự án có quy hoạch nhưng đã quá hạn theo hạn trong Giấy chứng nhận đầu tư được cấp mà Chủ đầu tư vẫn không triển khai thực hiện.

 

Tính đến hết tháng 6 năm 2017, công tác rà soát thủy điện nhỏ về cơ bản đã tương đối đầy đủ, chi tiết trên phạm vi cả nước, đảm bảo các yêu cầu Nghị quyết 62 của Quốc hội. Tổng thể quy hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn toàn quốc sau rà soát là 713 dự án với 7.217,64 MW.

Trong đó, đã đưa vào vận hành khai thác 264 Dự án với 2.658,96 MW. Đang thi công xây dựng 146 Dự án với 1.833,5 MW; Đang nghiên cứu đầu tư 250 Dự án 2.459,7MW.

53 Dự án còn lại chưa nghiên cứu đầu tư.

Theo Bộ Công thương, mục tiêu của Đảng, Chính phủ đã đề ra đến năm 2020 Việt Nam phải có 265 tỷ KWh điện, đến năm 2030 phải có 570 tỷ KWh điện.

Hiện cả nước mới có trên 170 tỷ KWh điện. Năng lượng hóa thạch ngày càn cạn kiệt cần phải đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Hòa Bình xin bổ sung 3 dự án thủy điện nhỏ vào quy hoạch
3 dự án này gồm Thủy điện So Lo 2 - Suối Rút, Thủy điện Suối Cái 1, và Dự án thủy điện Suối Cái 2, thuộc tỉnh Hòa Bình.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư