Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh: Xử lý cơ bản 12 dự án thua lỗ vào cuối năm 2018
Thế Hải - 26/05/2018 11:21
 
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, việc xử lý 12 dự án thua lỗ ngành Công thương vẫn đang được đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hết 2018 sẽ xử lý cơ bản và 2020 hoàn thành xử lý các dự án này…
hiện đã hoàn thành đề án xử lý 12 Dự án tồn đọng, phấn đấu hết 2018 sẽ xử lý cơ bản, đến 2020 hoàn thành xử lý các Dự án này, đồng thời có giải pháp ngăn chặn để không xuất hiện thêm các trường hợp tương tự...
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh cho biết,  đã hoàn thành đề án xử lý 12 dự án thua lỗ, phấn đấu hết 2018 sẽ xử lý cơ bản, đến 2020 hoàn thành xử lý các dự án này, đồng thời có giải pháp ngăn chặn để không xuất hiện thêm các trường hợp tương tự...

Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường sáng 26/5 về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã làm rõ thêm về vấn đề xuất khẩu, mở rộng thị trường, tiến độ xử lý 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương.

Bộ trưởng cho biết, xuất khẩu có chuyển biến lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng, đảm bảo về cơ bản cho năng lực sản xuất ngày càng gia tăng của Việt Nam. Cụ thể, thời gian qua xuất khẩu đã phát triển theo đúng định hướng; giảm xuất khẩu hàng thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo,  hàng hóa được khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới với  28 ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD;...

Tuy nhiên Bộ trưởng cũng thừa nhận những hạn chế, tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới như xuất khẩu chưa bền vững, phụ thuộc một số thị trường trọng yếu, một số thị trường tăng trưởng nóng; khó khăn trong vấn đề tháo dỡ các rào cản quan thuế, hàng rào kỹ thuật, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; vấn đề gắn kết giữa sản xuất với thị trường, tổ chức theo chuỗi giá trị...

Xuất khẩu tuy tăng trưởng cao nhưng hạn chế là vẫn phụ thuộc vào một số thị trường. Thị trường Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ...tăng trưởng tốt, nhưng sẽ rủi ro nếu có biến động, điều này đặt ra bài toán về mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện để xuất khẩu tăng trưởng ổn định, bền vững.

Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, Bộ trưởng khẳng định đây là một trong những động lực tăng trưởng, tuy nhiên vẫn tồn tại 2 vấn đề lớn cần khắc phụ như: ông nghiệp hỗ trợ còn hạn chế về năng lực, trình độ nguồn nhân lực, quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; chính sách chậm đáp ứng yêu cầu; cạnh tranh ngày càng gay gắt...

Về xử lý các dự án tồn tại, yếu kém, Bộ trưởng Trần Tuấn An cho biết, Chính phủ đã lập Ban Chỉ đạo xử lý do 1 Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, Bộ trưởng Công Thương làm Phó Trưởng ban, hiện đã hoàn thành đề án xử lý 12 dự án tồn đọng, phấn đấu hết 2018 sẽ xử lý cơ bản, đến 2020 hoàn thành xử lý các dự án này, đồng thời có giải pháp ngăn chặn để không xuất hiện thêm các trường hợp tương tự...

Trong đó, 6 dự án dừng sản xuất vì không hiệu quả thì hiện  2 dự án đã khắc phục được tồn tại đi vào hoạt động thương mại trở lại, bước đầu có lãi (Dự án DAP Hải Phòng và Dự án thép Việt-Trung). Trong đó, Bộ trưởng thông tin, dự án thép Việt Trung một thời gian ngắn nữa có thể đưa ra khỏi 12 Dự án thua lỗ.

Riêng dự án xơ sợi PVTex Đình Vũ đã vận hành sản xuất trở lại từ cuối tháng 4, đã ký hợp đồng tiêu thụ sản xuất và kế hoạch vận hành toàn bộ các dây chuyền vào cuối năm nay.

“Chủ trương là sẽ thoái vốn Nhà nước khỏi Dự án này khi hoạt động hiệu quả. Bộ trưởng cũng thông tin về dự án Gang thép Thái Nguyên đang thực hiện đúng lộ trình, đã rút được 1.000 tỷ đồng vốn nhà nước khỏi dự án này”

Dự kiến, trong vài ngày tới, Bộ Công Thương sẽ có báo cáo cụ thể về 12 Dự án, tuy nhiên, những giải pháp khắc phục mới chỉ ở khía cạnh kinh tế và thương mại, còn xử lý những sai phạm của cá nhân và tổ chức tại cả 12 dự án này đã được các Bộ ngành, cơ quan chức năng vào cuộc, lần lượt tiến hành điều tra, kiểm toán, đã chỉ ra sai phạm của cá nhân và tổ chức ở mức độ khác nhau

“Quan điểm là thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, xử lý đúng người đúng tội và quan trọng là rút ra bào học kinh nghiệm để thể chế được kiện toàn, để không còn những vu việc như vậy nữa”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Tiêu thụ xi măng tăng mạnh, xuất khẩu có thể 'về đích' sớm
Trong tháng 5/2018, sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu đều tăng mạnh. Những tín hiệu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư