Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đổi mới thể chế là động lực mang tính nền móng
Hà Nguyễn - 15/05/2018 09:42
 
Đối thoại với các doanh nghiệp và nhà đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, có nhiều nhân tố để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng đổi mới thể chế là động lực mang tính nền móng, căn bản.

Phát biểu tại Hội thảo Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020, do KPMG và Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng nay tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã một lần nữa nhấn mạnh những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật của năm 2017, cũng như kết quả khả quan của kinh tế - xã hội Việt Nam trong quý I/2018.

.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

“Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,38%, là mức cao nhất của quý I trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm duy trì ở mức thấp, tăng 2,8%. Thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng ổn định, thanh khoản toàn hệ thống được đảm bảo. Giải ngân vốn FDI ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%... Đây là những tín hiệu đáng mừng, nhất là trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều yếu tố thuận lợi, tác động tích cực đến nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh và khẳng định rằng, có nhiều lý do để có thể “hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2018 và những năm tiếp theo”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn, để đạt được những mục tiêu và kỳ vọng, còn rất nhiều việc phải làm, cần có sự  nỗ lực và tập trung rất lớn của các cấp, các ngành từ trung ương xuống địa phương, của tất cả các thành phần kinh tế, nhà nước, tư nhân, nước ngoài để giữ vững đà tăng trưởng, không chỉ cho năm 2018 mà còn cho những năm tiếp theo.

Mặc dù vậy, theo Bộ trưởng, còn rất nhiều việc đã và tiếp tục phải làm nhằm hiện thực hóa những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng.

Đó là, trước hết, phải tiếp tục đổi mới thể chế. “Đây được coi là động lực mang tính nền móng, căn bản đối với tăng trưởng kinh tế, vừa là sự cần thiết phải đổi mới trong bối cảnh có nhiều thay đổi diễn ra nhanh chóng, vừa là yêu cầu bắt buộc để phát triển”, Bộ trưởng khẳng định.

Theo Bộ trưởng, trong những năm gần đây, công cuộc cải cách thể chế đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, kinh doanh đã và đang được xây dựng trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ. Chẳng hạn, Luật Quy hoạch, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công...

Trong đó, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được xây dựng với quan điểm tận dụng tối đa nguồn lực của đất nước, tạo lập các cơ chế vượt trội, mang tính cạnh tranh với các nước trên thế giới và khu vực, tạo ra sân chơi quốc tế mới trên chính lãnh thổ Việt Nam, thúc đẩy tất cả các thành phần kinh tế tham gia, hợp tác, chuyển dịch mạnh mẽ để thích ứng.

Thứ hai, theo Bộ trưởng, nâng cao năng suất lao động là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó việc tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra nhanh, mạnh như vũ bão.

“Đây được coi là giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao năng suất lao động, giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Đây là cơ hội ngàn năm có một, nếu chúng ta không tận dụng được, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều năm mới có thể có lại được cơ hội này”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Thứ ba, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ quan điểm, đó là phải phát triển khu vực kinh tế tư nhân, thông qua sự liên kết mạnh mẽ giữa khu vực kinh tế trong nước với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

“Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển là một quan điểm đúng đắn của Đảng, đã được cụ thể tại Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, Khóa XII. Đây là động lực mang tính dài hạn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nâng cao tính linh hoạt, năng động của nền kinh tế, góp phần thích ứng tốt với những biến động quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, đây chính là một bước tiến đáng kể về tư duy lý‎ luận và quan điểm, đường lối kinh tế của Việt Nam, thể hiện tính nhất quán của đường lối Đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư được tự do kinh doanh theo pháp luật.

Ngoài 3 yếu tố mang tính động lực quan trọng này, theo Bộ trưởng, còn còn rất nhiều các nhân tố động lực khác để minh chứng cho triển vọng khả quan kinh tế Việt Nam trong năm 2018 cũng như những năm tiếp theo như về kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ cấu lại nền kinh tế và trong từng ngành, lĩnh vực...

“Dư địa còn nhiều, vấn đề nhằm ở chỗ là làm thế nào khai thác được các dư địa này một cách nhanh, hiệu quả. Bên cạnh đó, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, chúng ta không được phép lơ là, bỏ qua những khó khăn, thách thức cả trước mắt và lâu dài”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Hoàn thiện dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Theo văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ công bố, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp chặt chẽ với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư