Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thận trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng
Thế Hải - 25/05/2018 20:18
 
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, dù tăng trưởng năm 2017 và 4 tháng 2018 đạt cao nhưng không vì thế hài lòng với kết quả đạt được. Càng thuận lợi càng phải thận trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững thông qua chú trọng tái cơ cấu nền kinh tế với 3 đột phá chiến lược.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, dù tăng trưởng 4 tháng đạt mục tiêu nhưng không vì thế mà chúng ta hài lòng với kết quả đạt được. Càng thuận lợi càng phải thận trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững thông qua chú trọng tái cơ cấu nền kinh tế với 3 đột phá chiến lược.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, dù tăng trưởng 4 tháng đạt mục tiêu nhưng không vì thế mà chúng ta hài lòng với kết quả đạt được. Càng thuận lợi càng phải thận trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững thông qua chú trọng tái cơ cấu nền kinh tế với 3 đột phá chiến lược.

Phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm, về tăng trưởng kinh tế năm 2017, 4 tháng đầu năm 2018 và chất lượng tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công…tại phiên thảo luận chiều 25/5 của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14,  Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, năm 2017 là năm thành công trên tất cả các mặt của nền kinh tế.

Lần đầu tiên, chúng ta đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu về kinh tế xã hội được Quốc hội giao, tốc độ tăng GDP, chỉ số giá tiêu dùng bình quân, tốc độ tăng xuất khẩu đều vượt chỉ tiêu. Năm qua, kinh tế tăng trưởng toàn diện, trong đó khu vực công nghiệp chế biến chế tạo có bước phát triển mạnh, trở thành động lực của cả nền kinh tế, và quan trọng nhất là tăng trưởng của nền kinh tế đã giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, khoáng sản.

Tầm vóc, vị thế uy tín của Việt Nam được nâng lên  tầm cao mới, thông qua chỉ số xếp hạng về năng lực cạnh tranh, xếp hạng triển vọng tích cực, niềm tin của nhân dân được củng cố.

Sau một năm vượt qua nhiều khó khăn để đạt được thành tựu phát triển kinh tế toàn diện, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, chúng ta đã rút ra được bài học kinh nghiệm quý báu, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp và giám sát của các cơ quạn của Quốc hội, trong đó sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Chính phủ đã bám sát diễn biến thực tế, kiên định các mục tiêu phát triển đã đề ra.

“Hơn hết, kết quả tăng trưởng đó còn thể hiện sự đoan kết thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn xã hội”,  Bộ trưởng khẳng định.

Đối với một số vấn đề đại biểu quan tâm về tăng trưởng trong năm 2018, Bộ trường Nguyễn Chí Dũng cho rằng, diễn biến tăng trưởng kinh tế trong các quý còn lại của năm 2018 sẽ không theo mô hình truyền thống.

Quý 1/2018, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định với nhiều tín hiệu tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt mức 7,38%, mức cao nhất của quý 1 trong 10 năm qua.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, đó là tăng trưởng quý 1 đạt cao nhưng các quý còn lại chưa định hình được rõ ràng, và mô hình tăng trưởng truyền thống quý sau cao hơn quý trước không còn duy trì được trong năm 2018.

Nói thêm về chất lượng tăng trưởng giai đoạn 2011-2017, Bộ trưởng khẳng định, chất lượng tăng trưởng đang dần được cải thiện, GDP đạt cao, chỉ số năng suất, năng suất lao động, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn có diễn biến tích cực.

Dù vậy, Bộ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận, năng suất lao động dù đang có xu hướng tăng dần (năm 2017 tăng 6%, giai đoạn 2011-2017 tăng trung bình 4,7%), nhưng vẫn chưa thể hài lòng, bởi so trong khu vực thì năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, đồng thời cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để đổi mối mô hình tăng trưởng, nghiên cứu đề xuất giải pháp đối với kinh tế chia sẻ, Đề án chiến lược quốc gia về cuộc cách mạng Công nghệ 4.0, những nhân tố quyết định tạo sự phát triển đột phá của nền kinh tế.

Bộ trưởng cũng nhận định, tiếp đà tăng trưởng thuận lợi của năm 2017 và 4 tháng 2018, dự báo kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng tốt, kinh tế 2018 có khả năng tăng trưởng nhờ tác động tích cực từ môi trường kinh doanh, các hiệp định thương mại tự do và nhu cầu nội địa tiếp tục được cải thiện.

Tuy nhiên, bất lợi là  các nền kinh tế lớn trên thế giới điều chỉnh chính sách, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng, chính sách thắt chặt tiền tệ…sẽ gây sức ép lên điều chỉnh tỷ giá trong nước.

Bởi vậy, dù tăng trưởng 4 tháng đạt mục tiêu nhưng không vì thế mà chúng ta hài lòng với kết quả đạt được. Càng thuận lợi càng phải thận trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững thông qua chú trọng tái cơ cấu nền kinh tế với 3 đột phá chiến lược.

Trước băn khoăn của một số đại biểu về tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI, Bộ trưởng cho rằng, kết quả tăng trưởng kinh tế của nước ta hiện có sự đóng góp rất lớn của doanh nghiệp FDI, vốn FDI chiếm tỷ trọng cao trong vốn đầu tư toàn xã hội và sản xuất công nghiệp và hơn 67% trong tổng giá trị xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

“Cần có cái nhìn khách quan với doanh nghiệp FDI, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam cần nguồn vốn từ các doanh nghiệp FDI để đẩy nhanh tiến trình phát triển, tuy nhiên, giải pháp trọng tâm của Chính phủ trong thời gian tới là có sự lựa chọn hiệu quả hơn đối với các dự án đầu tư nước ngoài, tập trung vào các dự án lớn, các tập đoàn đa quốc gia, dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ, bổ sung cùng phát triển", Bộ trưởng nêu rõ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: Tăng trưởng kinh tế là "điểm sáng"
Một trong những ”điểm sáng” của nền kinh tế đất nước được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề cập là tăng trưởng kinh tế...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư