Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bộ trưởng Y tế: "Giá thuốc ở Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc"
Thành Tuyên - 23/06/2014 10:12
 
() Trong chương trình “Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời” ngày 22/6/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã giải đáp một số thắc mắc liên quan tới những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), giá thuốc tăng và việc đảm bảo cung ứng vắc xin cho nhu cầu tiêm chủng của người dân.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Y tế: "Tôi không nghĩ đến từ chức lúc này"
Quan trọng nhất là giành lại sự sống bệnh nhân sởi
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lo... thừa bác sỹ
Bộ trưởng Tiến vi hành, nghe chuyện bệnh nhân bị nhân viên y tế mắng xơi xơi

Trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” phát trên Đài truyền hình Việt Nam ngày 22/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã giải đáp nhiều thắc mắc của người dân liên quan đến giá thuốc, Bảo hiểm y tế và Vắc xin.

Bộ trưởng Y tế: "Giá thuốc ở Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc"

Theo Bộ trưởng Tiến, thời gian qua, giá thuốc có thể “tăng chút ít” bởi vì giá đầu vào đều tăng.

Xử lý nghiêm nhà thuốc bán phá giá!

Theo Bộ trưởng Tiến, thời gian qua, giá thuốc có thể “tăng chút ít” bởi vì giá đầu vào đều tăng.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng, đoàn liên ngành (gồm Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội) đã khảo sát 36 mặt hàng thuốc thường dùng thì thấy giá thuốc của chúng ta thấp hơn của Trung Quốc từ 1,5 – 2 lần, và thấp hơn của Thái Lan từ 2,5 – 3 lần.

Bên cạnh đó, Viện Chiến lược chính sách cùng với các Hiệp hội doanh nghiệp khảo sát theo phương pháp của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 3.000 mặt hàng thì thấy tỷ lệ thuốc nội tăng giá rất thấp, còn đối với thuốc biệt dược bên ngoài thì mức tăng trung bình. Còn thuốc Bảo hiểm y tế thì được thực hiện theo những phương thức đấu thầu rất chặt chẽ nên đã giảm tối đa giá thuốc.

Đối với thuốc bán ở các quầy thuốc tự do, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Công thương đã phối hợp và xây dựng khung giá thuốc tối đa và tối thiểu. Các nhà thuốc phải niêm yết công khai giá đó, nơi nào bán quá khung giá sẽ bị xử lý. Thuốc bán trong các nhà thuốc bệnh viện không phải nguồn thuốc Bảo hiểm y tế thì chỉ được mức lời tối đa từ 5-15%.

Liên quan đến chủ trương đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Tiến cho biết, Thông tư 11 về đấu thầu và hồ sơ mời thầu, sau đó điều chỉnh thông tư 36, 37 đã khắc phục vấn đề giá có thể tăng trong quá trình đấu thầu và tránh trường hợp chất lượng thuốc giảm nếu đấu thầu giá rẻ.

Thông tư này đã phân chia thuốc ra thành những nhóm nhỏ như nhóm đạt JMP của châu Âu, đối với nhóm các nước đã phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Nhật… và loại đạt JMP của Tổ chức Y tế Thế giới. Thông tư cũng chia nhóm các loại thuốc đông y, thuốc từ dược liệu ở các nhà máy đạt JMP và chưa đạt JMP.

Đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng BHYT

Sau nhiều năm, từ khi làm Luật Bảo hiểm, phần chi phí thuốc của bảo hiểm y tế sẽ giảm 20-30% và người dân kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo vẫn tiếp cận được với thuốc có chất lượng và giá cả phù hợp.

Giải đáp về vấn đề bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế khi tham mưu để xây dựng Luật Bổ sung điều chỉnh Bảo hiểm lần này luôn đặt quyền lợi của nhân dân, đặc biệt là của người nghèo lên trên. Có những điểm sửa đổi chính: Thứ nhất, thực hiện mua Bảo hiểm là bắt buộc và theo hộ gia đình, trong gia đình càng nhiều người tham gia thì tiền đóng góp mua thẻ Bảo hiểm sẽ càng giảm dần để tiến tới một lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân.

Về mức hưởng, lần sửa này có thay đổi rõ rệt, thứ nhất là đối với người nghèo và  người có công như: Cha, mẹ, vợ, con của liệt sĩ từ chỗ phải đồng chi trả, đối với người nghèo là 5% thì hiện nay không phải chi trả; với đối tượng khi trước phải đồng chi trả 20% thì giờ không cần chi trả. Thứ hai, đối với các đối tượng cận nghèo, trước đây phải đồng chi trả 20% giờ giảm xuống còn 5%.

Đổi mới thứ 3 là mở thông các tuyến khám chữa bệnh, từ 1/1/2016, người dân đặc biệt là các hộ nghèo và các hộ sống ở vùng hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn được quyền khám chữa bệnh thông tuyến, từ tuyến xã lên đến huyện và tuyến tỉnh, Trung ương, có nghĩa là những người sống ở vùng này nếu bị nặng có thể chuyển thẳng lên tuyến Trung ương và được thanh toán hoàn toàn. Đấy là một điểm rất mới để đảm bảo chính sách cho những đối tượng được ưu tiên và mở thông đến tuyến tỉnh và tuyến Trung ương từ năm 2021 trở đi.

Cùng với những đổi mới như nêu trên, Bộ trưởng Tiến cũng cho biết, sẽ đổi mới một loạt thủ tục hành chính như rút ngắn thời gian chờ đợi và mở thêm nhiều phòng khám, giảm các thủ tục hành chính, đặc biệt ở khoa khám bệnh để người bệnh bớt các thủ tục phiền hà, thu hút người tham gia bảo hiểm y tế nhiều hơn.

Cam kết đảm bảo cung ứng vắc xin!

Trước tình trạng diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh trong thời gian qua và tình trạng khan hiếm nhiều loại vắc xin, trong đó có vắc xin thủy đầu khiến nhiều người dân tỏ ra rất lo lắng, Bộ trưởng Tiến cho biết: Hiện chương trình tiêm chủng mở rộng thực hiện tiêm vắc xin miễn phí đối với 11 loại vắc xin, 11 loại bệnh nhưng trong đó không có thủy đậu do bệnh này chưa thuộc danh mục khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Theo Bộ trưởng Tiến, Chính phủ và Bộ Y tế tạo điều kiện để người dân được tiêm chủng hoàn toàn miễn phí (ví dụ bệnh sởi mở rộng tiêm đến 10 tuổi trong trường hợp dịch đang lưu hành). Tuy nhiên, riêng bệnh thủy đậu chưa đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nhiều nước trong khu vực cũng vậy. Nhưng vắc xin dịch vụ thì phụ thuộc vào một số yếu tố: Thứ nhất là phải có sự đặt hàng giữa cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin và các nhà nhập khẩu vắc xin. Các nhà nhập khẩu vắc xin muốn nhập được vắc xin thì ít nhất phải đặt hàng với nhà cung cấp nước ngoài khoảng 6 tháng.

Thứ hai, phụ thuộc vào cung cầu, nếu như người dân cảm thấy lo sợ về dịch mang con đi tiêm nhiều thì nhu cầu tăng lên và nhiều khi cháy hàng. Nhưng lúc người dân lơ là thì vắc xin lại bị tồn kho, và nhiều khi nhà nhập khẩu, nhà sản xuất phải bỏ vắc xin đi, như vậy có tình trạng lãng phí vì họ phải bỏ tiền ra để nhập khẩu.

Thứ ba, trong giai đoạn hiện nay Bộ Y tế cho nhập khẩu tổng cộng khoảng gần 400.000 liều vắc xin thủy đậu đã cấp phép cho Ngành. Cũng theo Bộ trưởng Tiến, vắc xin thủy đậu sẽ được cung ứng khoảng trong 1 tháng nữa.

Xem Video nội dung trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại đây.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư