Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bỏng tay vì cổ phiếu bốc hỏa
Chí Tín - 13/12/2013 09:31
 
Khá nhiều mã tăng nóng trong tháng 11 đang chao đảo vì áp lực chốt lời trong tháng 12. Năm 2014, VN-Index có thể đạt 530 điểm

Trong 10 ngày đầu tháng 12/2013, nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu VPC của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng Việt Nam đã bị bốc hơi 43% tài sản, khi cổ phiếu này tuột từ mức giá 5.000 đồng/cổ phiếu xuống 2.800 đồng/cổ phiếu.

Nhiều nhà đầu tư đã bị “bỏng” khi chạm tay vào những cổ phiếu tăng nóng
Nhiều nhà đầu tư đã bị “bỏng” khi chạm tay vào những cổ phiếu tăng nóng. Ảnh: Chí Cường

Trước đó, trong suốt thời gian dài, VPC chỉ loanh quanh mốc giá 1.300 - 1.500 đồng/cổ phiếu. Nhưng từ đầu tháng 11/2013, cổ phiếu này bỗng nhiên “bốc hỏa”, tăng giá một mạch lên gấp 3 lần và đạt đỉnh 5.000 đồng/cổ phiếu vào phiên 28/11.

Giải trình về lý do tăng nóng của cổ phiếu VPC trong tháng 11, ông Nguyễn Văn Anh, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cho biết, tình hình hoạt động của Công ty vẫn bình thường, không có thông tin bất thường tác động. Việc mua bán cổ phiếu trên sàn của nhà đầu tư và việc cổ phiếu tăng trần nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty.

Cổ phiếu SPI của Công ty cổ phần Đá Spilit cũng diễn biến tương tự. Giá cổ phiếu này đã tăng gần gấp đôi chỉ trong 2 tuần, từ mức 4.100 đồng/cổ phiếu ngày 19/11 lên 7.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 3/12. Tuy nhiên, sau chuỗi ngày nổi lửa đó, giá cổ phiếu SPI đã rơi tự do trong 3 phiên liên tiếp, từ mốc 7.000 đồng/cổ phiếu hôm 3/12 xuống 5.200 đồng/cổ phiếu vào phiên 6/12.

Cũng với kịch bản trên, giá cổ phiếu VHG của Công ty cổ phần Đầu tư sản xuất Việt Hàn đã giảm từ mức 11.500 đồng/cổ phiếu xuống 8.500 đồng/cổ phiếu trong 10 ngày đầu tháng 12. Trước đó, nhà đầu tư cũng đã từng sôi sục với 2 nhịp tăng giá của cổ phiếu VHG trong hơn 1 tháng.

Theo đó, từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11, cổ phiếu này đã có một nhịp tăng giá từ 6.200 đồng/cổ phiếu lên 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau một số phiên điều chỉnh nhẹ, giá cổ phiếu này tiếp tục tăng vọt từ hơn 9.000 đồng/cổ phiếu lên 11.500 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 11.

Hiện nay, Việt Hàn đang có kế hoạch thành lập công ty con tại tỉnh Quảng Nam là Công ty TNHH một thành viên Hạ tầng Việt Hàn. Vốn góp của VHG là tiền mặt với tổng giá trị 100 tỷ đồng. Trước đó, HĐQT của Việt Hàn đã thống nhất chuyển nhượng toàn bộ 3,75 triệu cổ phần tại công ty con là Công ty cổ phần Nhựa Kim Tín.

Một cổ phiếu nóng khác cũng đang bị dội nước lạnh là KMR của Công ty cổ phần Mirae. Giá cổ phiếu này trong tháng 11 đã tăng hơn gấp đôi, từ 5.000 đồng/cổ phiếu lên 10.500 đồng/cổ phiếu vào phiên 27/11. Tuy nhiên, trong 10 ngày đầu tháng 12, cổ phiếu này đã trượt dốc không phanh, giảm giá một mạch xuống 7.000 đồng/cổ phiếu.

Việc cổ phiếu KMR tăng giá trong tháng 11 xuất phát từ kết quả kinh doanh khá ấn tượng của Công ty trong 9 tháng đầu năm, với mức lãi 14,2 tỷ đồng, đảo ngược hoàn toàn so với con số lỗ 29,8 tỷ đồng trong quý III/2012. Lý do là cổ đông lớn của KMR là Mirae Fiber Tech Co.Ltd đã thanh toán một phần công nợ phải thu khó đòi đã được trích lập dự phòng và KMR đã hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi một khoản tương ứng vào thu nhập khác.

Tuy việc tăng giá của KMR xuất phát từ các thông tin cơ bản của Công ty đã được cải thiện, nhưng áp lực chốt lời quá lớn đã tạo ra làn sóng bán tháo cổ phiếu này trong 10 ngày đầu tháng 12.

Phiên 10/12: “Bộ tứ quyền lực” cứu Index
Tưởng chừng lực bán mạnh sẽ khiến thị trường đóng cửa trong sắc đỏ. Tuy nhiên, một lần nữa, thị trường lại cứu bởi “bộ tứ quyền...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư