Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Cách phòng ‘siêu bão’ viêm não Nhật Bản
Tầm Như - 09/05/2014 06:03
 
Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Những dịch bệnh nguy cơ bùng phát trong mùa hè
Bệnh Tay - Chân - Miệng và biện pháp phòng tránh
Người lớn có nên tiêm phòng sởi?
Quan trọng nhất là giành lại sự sống bệnh nhân sởi
"Chỉ cần đi qua đầu giường là đã lây sởi"
  Viêm não Nhật Bản  
  Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ  

Một chuyên gia y tế đã khẳng định, nếu gọi sởi là “bão” thì viêm não Nhật Bản là “siêu bão” do mức độ nặng, tỷ lệ tử vong rất cao của bệnh. Ước tính của thế giới là 20-30%.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai cảnh báo: “Tháng 6-8 chính là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở phía Bắc, nếu cha mẹ chủ quan không tiêm cho con thì sẽ rất nguy hiểm”.

Cũng do sự nguy hiểm của dịch bệnh, ông Dũng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên chú ý các triệu chứng điển hình của bệnh như: Đau đầu, nôn, sốt cao…. Trường hợp nặng còn bị co giật, thay đổi hành vi tri giác như lờ đờ, lú lẫn, ngủ gà, hôn mê, yếu vận động tay hoặc chân…. Bởi vậy, khi mùa dịch đã đến, cha mẹ nếu thấy trẻ có các triệu chứng kể trên nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Cơ chế lây truyền của bệnh viên não Nhật Bản do muỗi hút máu của lợn có chứa virus và sau đó đốt người ruyền virus sang người. Đây là con đường duy nhất khiến lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Vì vậy để phòng tránh bệnh này cần lưu ý, sau khi bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản, lợn không bị bệnh, nhưng nguy hiểm ở chỗ nó trở thành kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên, đồng thời lại là nguồn cung ứng quan trọng nhất cho muỗi đưa virus viêm não Nhật Bản lây sang người.

Đường lây truyền viêm não Nhật Bản

Đường lây truyền viêm não Nhật Bản

Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là hai loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Hai loài muỗi này thường sống ở ruộng lúa nước và chập choạng tối sẽ bay đến nơi có người và súc vật sinh sống để hút máu. Vì vậy, việc phòng bệnh sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả.

Trước hết, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng đãng. Loại bỏ các ổ nước tù đọng quanh nơi sinh hoạt, diệt bọ gậy để muỗi không có điều kiện sinh sôi. Nếu gia đình có khu vực chuồng trại chăn nuôi thì cần được vệ sinh thường xuyên. Khi ngủ phải nằm màn, ngoài ra cần phun thuốc diệt muỗi.

Nhưng biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch trình vì nếu không hiệu lực của văcxin, khả năng tạo miễn dịch của trẻ sẽ giảm, đôi khi còn mất tác dụng.

Sau 'bão' sởi là 'siêu bão' viêm não Nhật Bản Sau 'bão' sởi là 'siêu bão' viêm não Nhật Bản

Dịch sởi vẫn gia tăng số trẻ mắc và tử vong. Tại các bệnh viện (BV), nhiều ca biến chứng sởi nặng vẫn trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Lúc này dịch tay-chân-miệng đã bùng phát mạnh và bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản cũng bắt đầu vào mùa. Tình trạng dịch chồng dịch đã đến rất gần... 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư