Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Các địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài
Anh Minh (Vnexpress) - 16/01/2017 08:44
 
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, theo dự thảo Luật quản lý nợ công vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.
 Thủ tướng sẽ kiểm soát nguồn vốn vay nước ngoài của các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng sẽ kiểm soát nguồn vốn vay nước ngoài của các bộ, ngành, địa phương.

Theo dự luật, các bộ, ngành, địa phương có nhu cầu huy động, sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và trình Thủ tướng phê duyệt.

Riêng với các khoản huy động nguồn vốn vay thương mại nước ngoài khác thì chỉ huy động cho mục đích vay về cho vay lại đối với chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn. Chủ các dự án có nhu cầu sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài cũng phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và sử dụng vốn vay, báo cáo Thủ tướng phê duyệt.

Về vốn vay ODA, dự luật cũng quy định các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhu cầu huy động, sử dụng phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, sử dụng vốn, trình Thủ tướng phê duyệt.

Báo cáo đề xuất phải chứng minh sự cần thiết của việc huy động vốn vay ODA, mục tiêu, quy mô đầu tư, các hạng mục dự án và kết quả đầu ra; cũng như đánh hiệu quả của dự án, khả năng sinh lời, hoàn trả nợ.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thẩm định báo cáo đề xuất, trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư theo quy định pháp luật. Bộ Tài chính sẽ là cơ quan uỷ quyền 

Ngoài ra, dự luật cũng quy định ngân sách trung ương, địa phương và các tổ chức tín dụng vay lại vốn ODA có trách nhiệm bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính. 

Dự luật quản lý nợ công được đưa ra trong bối cảnh các khoản nợ Chính phủ, nợ công của Việt Nam đã gần chạm trần cho phép. Nợ công của Việt Nam tính đến năm 2015 đạt trên 2,6 triệu tỷ đồng, bằng 62,2% GDP.  Tuy vẫn trong giới hạn cho phép song tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 (18,4% một năm) là khá cao, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Và con số nợ công theo nhiều tính toán đã có thể đạt 3 triệu tỷ đồng, tương đương 64,4% GDP, sát mức trần 65% GDP.

Huy động vốn ODA và vay ưu đãi năm 2016 tăng 1,4 lần
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng mặc dù huy động vốn ODA tăng nhưng việc sử dụng và giải ngân chưa hiệu quả.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư