Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Các hiệp hội doanh nghiệp gửi 70 nhóm kiến nghị tới VBF 2018
Khánh An - 04/12/2018 07:26
 
Sáng nay, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018 diễn ra tại Hà Nội. Trong lịch trình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu kết luận.
.
Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tiếp tục có nhiều kiến nghị gửi tới Chính phủ, các bộ, ngành

70 nhóm vấn đề đã được các hiệp hội, nhóm công tác của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2018 gửi tới các bộ, ngành.

Văn phòng Chính phủ nhân được 8 nhóm vấn đề, trong đó tập trung vào các vấn đề về những chậm trễ trong cải cách doanh nghiệp nhà nước; các quy định thiếu hấp dẫn trong thu hút FDI ngành khai khoáng... cũng như các tồn tại liên quan đến kiến tạo môi trường kinh doanh, cải các thủ tục hành chính.

Thanh tra Chính phủ nhận được 2 nhóm ý kiến, chủ yếu liên quan đến việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi khi các doanh nghiệp sẽ phải áp dụng các quy định về quy tắc ứng xử và áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ. Nhóm Quản trị và Liêm chính của VBF cho rằng, có nhiều quy định không hợp lý.

Bô Kế hoạch và Đầu tư nhận dược các đề xuất, kiên nghị liên quan đến Luật Hợp tác công – tư (PPP) do những quy định hiện hành chưa rõ ràng, chưa thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia hình thức đầu tư này.

Trong 5 nhóm kiến nghị còn lại gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cũng đang thu hút nhiều câu hỏi, đề xuất.

“Việc thiếu định nghĩa rõ rầng về một số thuật ngữ chính được sử dụng trong Luật Đầu tư như khái niệm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư ước ngoài; điều kiện đầu tư kinh doanh... khiến có sự khác biệt trong sử dụng các thuật ngữ này”, Nhóm công tác Đầu tư và Thương mại gửi kiến nghị tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đại diện các doanh nghiệp tại Diễn đàn
Đại diện các doanh nghiệp tại Diễn đàn

Bộ Công thương nhận được 3 nhốm kiến nghị, liên quan đế đầu tư vào ngành điện, năng lượng; quy định về cấm kinh doanh rượu vàng và rượu mạnh trên Internet và các vấ đề về năng lượng mới.

Có 6 vấn đề được gửi tới Bộ Giao thông – Vận tải, xung quanh nội dung về cơ sở hạ tầng và dich vụ hàng không,  quy định về kiểm soát khí thải xe máy, các quy định liên quan đến trung tâm kiểm định cũng như quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất lắp ráp ô tô...

Bộ Tài chính nhận được 4 nhóm ý kiến liên quan đén thuế, hải quan, những quy định đang cản trở sự thuận lợi trong thương mại và luồn hàng hóa...

Phát biểu trước thểm VBF 2018, ông Tomaso Andreatta, Đồng chủ tịch VBF 2018, việc đặt ra các vấn đề trên cho cuộc đối thoại giữa các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại VBF là nhằm để tìm câu trả lời cho việc làm sao để Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng những cơ hội từ những chuyển dịch đang diễn ra trên toàn cầu.

“Chúng tôi không muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư sau khi trở về từ Việt Nam lại nói rằng, ở đó đau đầu vì các quy định phức tạp, thủ tục khó khăn, rồi thuế, hải quan mệt mỏi... Các đề xuất của chúng tôi chỉ mong hướng tới 1 cách nhìn toàn diện về cải cách môi trường kinh doanh. Khi các quy định đều đạt sự chuẩn mực, công khai, doanh nghiệp FDI sẽ chọn Việt Nam trên hành trình đầu tư của mình”, ông  Tomaso Andreatta nói.

VBF cuối kỳ có chủ đề Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu. 

Sự kiện này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức.

VBF giữa kỳ 2017: Doanh nghiệp sốt ruột với thực thi pháp luật
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực thi và thi hành pháp luật hiện hành đã được VBF giữa kỳ 2017 chọn là 1 trong 3 nội dung thảo luận chính. Các...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư