Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Các thương vụ M&A tiêu biểu năm 2014 - 2015, phần 2
Baodautu.vn - 13/09/2015 08:27
 
Tại Diễn đàn Mua bán - sáp nhập năm 2015 (M&A Forum 2015) vừa qua, Ban Tổ chức đã bình chọn danh mục 50 thương vụ M&A tiêu biểu trong năm 2014 - 2015 trên tất cả các lĩnh vực, từ bất động sản, hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng. Báo Đầu tư online - Baodautu.vn xin giới thiệu lần lượt các thương vụ tiêu biểu trên các lĩnh vực và những đánh giá của giới chuyên môn về các thương vụ.

Techcombank – Tài chính Hóa chất

Thời gian

2014

Bên mua

Techcombank

Bên bán

Tài chính Hóa chất

Tính chất

Mua lại

Giá trị

n.a

Ngày 03/06/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định chấp thuận Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank mua lại Công ty tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam (VCFC) và thay đổi hình thức pháp lý của Công ty.

.

 

Theo đó, Công ty ty tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam sẽ thay đổi từ công ty cổ phần thành công ty TNHH MTV do Techcombank sở hữu 100% vốn điều lệ.

Cũng trong cùng ngày, NHNN đã có Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam. Theo đó, nội dung tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Công ty tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam được sửa đổi thành Công ty Tài chính TNHH MTV Kỹ Thương (TechcomFinance) với vốn điều lệ 600 tỷ đồng.

Maritime Bank  – Tài chính Dệt may

Thời gian

2014

Bên mua

Maritime Bank

Bên bán

Tài chính Dệt may

Tính chất

Mua lại

Giá trị

n.a

Ngày 12/6/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1161/QĐ-NHNN về việc Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Hàng Hải Việt Nam mua lại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam và thay đổi hình thức pháp lý của Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 06/7/2015.

.

 

Theo Quyết định này, Thống đốc NHNN chấp thuận Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam mua lại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam và thay đổi hình thức pháp lý của Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam.

FECON - DBJ

Thời gian

2014

Bên bán

FECON

Bên mua

DBJ Nhật bản

Tính chất

Phát hành riêng lẻ

Tỷ lệ

n.a

Giá trị

195 tỷ VND

Theo thỏa thuận vừa được ký kết, Quỹ Phát triển Đông Nam Á Nhật Bản của DBJ sẽ tham gia đầu tư vào đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2014 của FECON với giá trị đầu tư khoảng 195 tỷ đồng, thời gian chuyển đổi sau 3 năm, qua đó chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược của FECON.

.

 

Quỹ Phát triển Đông Nam Á Nhật Bản được thành lập năm 2011 và là sự hợp tác giữa DBJ và Công ty Đầu tư Châu Á Nhật Bản (JAIC).

Khoản đầu tư này sẽ được FECON sử dụng vào việc tăng cường máy móc thiết bị, nâng cao năng lực thi công, phục vụ cho các dự án lớn đang triển khai như dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, dự án Đường cao tốc Đà Nẵng – Quãng Ngãi, dự án Nhà máy thép Kyoei Steel Ninh Bình và nhiều dự án khác trong thời gian tới.

Đức Long Gia Lai – Mass Noble Investment

Thời gian

2015

Bên A

Đức Long Gia Lai

Bên B

Mass Noble Investment

Tính chất

Phát hành cổ phần hoán đổi

Tỷ lệ

n/a

Giá trị

11,7 triệu USD

Ngày 26/05/2015, CTCP Đức Long Gia Lai) thông báo đã được cấp giấy phép phát hành cổ phiếu để hoán đổi nhằm mua lại Công ty Mass Noble Investments Limited của Mỹ.

Theo hợp đồng hoán đổi cổ phiếu giữa Đức Long Gia Lai và 3 cổ đông của Mass Noble, công ty Mass Noble sẽ phát hành 14.570.962 cổ phần thưởng cho cổ đông hiện hữu để nâng số cổ phần lên 29.141.924 đơn vị (tương đương với việc chia tách cổ phiếu làm đôi). Sau đó, Đức Long Gia Lai sẽ mua 28.501.107 cổ phần của công ty này với giá hơn 11,7 triệu USD tương đương 0,41 USD/cp và sở hữu 97,73% Mass Noble.

Đức Long Gia Lai khởi đầu là một doanh nghiệp chế biến gỗ tiêu dùng, kinh doanh bất động sản, thủy điện, nhà hàng khách sạn... Sau 20 năm phát triển, doanh nghiệp này xác định mục tiêu là một tập đoàn đa ngành nghề với chiến lược là nông nghiệp, năng lượng, cơ sở hạ tầng, và mới nhất là sản xuất linh kiện điện tử.

FPT -  RWE Slovakia

Thời gian

2014

Tính chất

Mua lại

Tỷ lệ

100%

Giá trị

n.a

FPT đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn RWE về việc mua lại Công ty RWE IT Slovakia (đơn vị thành viên của Tập đoàn RWE).

.

 

Theo thỏa thuận này, RWE IT Slovakia sẽ trở thành công ty 100% vốn của FPT Software tại châu Âu và được đổi tên thành FPT Slovakia. Đây là thương vụ mua bán - sáp nhập đầu tiên tại thị trường nước ngoài của FPT nói riêng và lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam nói chung.

RWE IT Slovakia được thành lập năm 2004, hiện có trên 400 nhân viên, trong đó phần lớn là các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực SAP (các giải pháp quản trị nguồn lực). Là đơn vị thành viên của tập đoàn RWE, RWE IT Slovakia  tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là các giải pháp SAP và “Smart Home” cho công ty mẹ. 

Cũng theo thỏa thuận trên, RWE sẽ trở thành khách hàng lớn nhất của FPT Software tại thị trường châu Âu với hợp đồng trị giá nhiều chục triệu USD trong vòng 5 năm. FPT Software kỳ vọng thỏa thuận này không chỉ giúp công ty nâng cao năng lực cung cấp, tư vấn giải pháp SAP và các giải pháp “Smart Home” mà còn giúp mở rộng quy mô khách hàng tại thị trường châu Âu và thế giới.

Thương vụ cao ốc Diamond Plaza giữa Lotte và Posco E&C

Thời gian

2014

Tài sản

Diamond Plaza

Bên bán

Posco E&C

Bên mua

Lotte

Tính chất

Mua lại

Tỷ lệ

70%

Giá trị

Không tiết lộ

Diamond Plaza là một trong những cao ốc phức hợp đình đám của Sài Gòn, sở hữu vị trí vàng tại trung tâm quận I. Dự án có vốn đầu tư ban đầu khoảng 60 triệu USD. Hiện giá thuê mặt bằng bán lẻ và văn phòng tại Diamond Plaza được xếp vào hạng A tại TP HCM.

.

 

Từ quý III/2014, theo báo Hankyung (Hàn Quốc) đưa tin, Lotte đã mua xong 50% cổ phần của trung tâm mua sắm Diamond và sẽ tiến hành cải tạo 57.000 m2 của tòa nhà ngay trong năm 2014. Hiện nay, Lotte đã nắm trong tay 70% cổ phần của cao ốc Diamond và đã tiến hành kinh doanh, khai thác trung tâm này từ đầu năm 2015.

Việc nắm cổ phần chi phối tại Diamond Plaza của Lotte cho thấy một bước tiến nữa của doanh nghiệp này trong việc thâm nhập sâu vào lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam bằng các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).

Mường Thanh mua lại khách sạn Phương Đông

Thời gian

6/2015

Bên mua

Mường Thanh Hospitality

Bên bán

Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông

Tính chất

Mua lại

Tỷ lệ

53,4%

6/2015, Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông (mã PDC-HNX) vừa công bố báo cáo kết quả của cổ đông lớn. Theo đó các nhà đầu tư cá nhân gồm ông Lê Thanh Thản, bà Lê Thị Hoàng Yến, ông Đỗ Trung Kiên và Lê Kim Giang sở hữu chiếm tới tới 53,4% vốn Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông. Các nhà đầu tư này cũng là cổ đông của Mường Thanh.

.

 

Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông hiện có 3 đơn vị trực thuộc là khách sạn Phương Đông, Trung tâm Lữ hành Quốc tế Phương Đông và nhà hàng Trường Thi, hoạt động trên hai lĩnh vực chính là du lịch (khách sạn, nhà hàng, lữ hành) và thương mại. Trong đó, khách sạn Phương Đông nằm tại số 218 đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.  

 Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được biết đến là chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam với 37 khách sạn và dự án khách sạn trải dài trên cả nước

Gaw Capital Partners và Indochina Land

Thời gian

Tháng 6/2015

Bên mua

Quỹ đầu tư thuộc Gaw Capital Partners         

Bên bán

Indochina Land Holdings 2 (ILH2)

Tính chất

Chuyển nhượng dự án

Giá trị

106 triệu USD (khoảng 2.000 tỷ đồng)

Tháng 6 năm 2015, Indochina Land công bố việc chuyển nhượng thành công một số dự án cho một quỹ đầu tư thuộc Gaw Capital Partners. Các dự án chuyển nhượng cho Gaw Capital Partners gồm 4 trong số 12 dự án mà Indochina Land đã đầu tư, bao gồm Indochina Plaza Hanoi, Hyatt Regency Danang và 2 dự án đang phát triển khác tại Quảng Nam và Tp.HCM.(Có thể là The Montgomerie Links & Estates và Riverside Serviced Apartments).

Giá trị của thương vụ này không được Indochina Land tiết lộ, nhưng theo thông cáo báo chí từ Gaw Capital Partners, các danh mục đầu tư được mua với giá 106 triệu USD.

Về phía Gaw Capital Partners, đây là giao dịch mở màn có liên quan tới nhiều loại tài sản đa dạng tại nhiều thành phố và một cơ cấu vốn đổi mới – lần đầu tiên tại thị trường Việt Nam và cũng khẳng định, động thái mua lại các BĐS trên là một giao dịch mang tính chất đột phá. Dự án không chỉ đem lại lợi nhuận ban đầu hấp dẫn mà còn thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư Hồng Kông vào thị trường Việt Nam đang tăng trưởng nhanh.

Liên quan tới thương vụ này, ông Peter Ryder, Tổng giám đốc điều hành của Indochina Capital cho biết: “Trong nghiệp vụ quản lý quỹ bất động sản, chiến lược thoái vốn cũng quan trọng không kém gì chiến lược đầu tư bất động sản. đã tới thời hạn thoái vốn, và chúng tôi hoàn thành nghĩa vụ với các nhà đầu tư của mình bằng việc bán thành công các dự án này cho Gaw Capital Partners.”

Chow Tai Fook – VinaCapital

 

Thời gian

03/2015

Bên A

Chow Tai Fook

Bên B

VinaCapital

Tính chất

Chuyển nhượng dự án

Tỷ lệ

n/a

Giá trị

n/a

Năm 2012, Genting tuyên bố rút vốn khỏi dự án Casino và VinaCapital vẫn tiếp tục nỗ lực tìm đối tác mới. Theo giấy phép đầu tư mà ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai mới trao cuối tháng 3 vừa qua, các đối tác mới là Chow Tai Fook (Hồng Kông) và Sun City (Macao) sẽ cùng liên doanh với VinaCapital để tiếp tục triển khai dự án quan trọng này. Chow Tai Fook và Sun City đều là những tập đoàn hàng đầu châu Á về đầu tư và điều hành hoạt động trò chơi có thưởng và có rất nhiều cơ sở kinh doanh nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt thành công tại Macau.

Theo đánh giá, nếu được tổ chức, kiểm soát tốt, dự án casino Nam Hội An sẽ phát huy được tác dụng tích cực của một ngành kinh doanh mang lại nhiều mối lợi cho nhà nước: thuế cao, thu hút khách du lịch, kích thích phát triển nhiều hoạt động kinh doanh vệ tinh như khách sạn, nhà hàng…

Tập đoàn Novaland – Quốc Cường Gia Lai

 

Thời gian

2014

Tài sản

Khu đất 39 Bến Vân Đồn, Q4

Bên bán

Quốc Cường Gia Lai

Bên mua

Tập đoàn Novaland

Tính chất

Chuyển nhượng dự án

Tỷ lệ

n/a

Giá trị

830 tỷ VNĐ

Nhiều dự án bất động sản, khu đất bị đóng băng do công ty chịu trách nhiệm thi công gặp khó khăn khi thị trường bất động sản không mấy khởi sắc.Tuy nhiên thị trường bất động sản thời gian qua đã mang lại nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp có dự án tốt.

Khá nhiều dự án khác đã được "hồi sinh" trong thời gian gần đây. Đơn cử như khu đất có vị trí khá đắc địa tại số 39 Bến Vân Đồn, quận 4 được Tập đoàn Novaland mua lại từ chủ cũ là Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá hơn 830 tỷ đồng. Chủ mới  đang khẩn trương xây dựng dự án khu căn hộ, thương mại, văn phòng có tên là The Tresor trên khu đất này.

The Trésor là dự án khu phức hợp căn hộ thương mại và office-tel có vị trí đắc địa tiếp theo được tập đoàn Novaland chính thức giới thiệu và mở bán vào đầu năm nay sau khi mua lại từ CTCP Quốc Cường Gia Lai vào năm ngoái, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và làm việc ngay tại trung tâm thành phố cho những người bận rộn.

Trước đó Tập đoàn Novaland công bố mua lại 3 dự án khu căn hộ thương mại tại TP HCM với tổng vốn đầu tư khoảng 3.700 tỷ đồng. 3 dự án này gồm Lexington Residence (quận 2), Icon 56 (quận 4) và Galaxy 9 (quận 4).

(Còn tiếp) 

Nam A Bank quyết định rút khỏi thương vụ sáp nhập Eximbank
Trước thông tin cho rằng, Eximbank sẽ sớm tiến hành ĐHCĐ bất thường trong thời gian tới và người cũ Nam A Bank sẽ ngồi vào vị trí CEO của Nam A Bank,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư