Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Các tỉnh thành khu vực ĐBSCL mời gọi đầu tư vào 50 dự án nông nghiệp
Phú Khởi - 11/11/2016 21:45
 
Tại hội nghị Đầu tư vào vùng ĐBSCL (MekongInvest) lần 4 diễn ra vào sáng nay ( 11/11) trong khuôn khổ Lễ hội Việt Nam-Nhật Bản tại TP.Cần Thơ, các tỉnh thành đã xúc tiến mời gọi đầu tư 50 dự án ưu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn 1.385 triệu USD.
TIN LIÊN QUAN

Bên cạnh đó, Hội nghị bố trí khu trưng bày, quảng bá của riêng từng tỉnh, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp địa phương và các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối.

MekongInvest 2016 thu hút 350 đại biểu tham dự, trong đó 70 khách mời quốc tế đến từ Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Hiệp hội Doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến và doanh nghiệp các nước: Nhật bản, Anh, Hà Lan, Singapore, Úc, Canada, Hongkong, Hàn Quốc, Hoa Kỳ.

.
.

Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cho rằng: ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, là điểm đến đầu tư, kinh doanh tiềm năng cho nhà đầu tư. Thời gian qua vùng này đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Chính phủ trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Nhiều dự án lớn về giao thông, nhiệt điện, cảng biển trị giá hàng tỷ USD đã và đang được triển khai tại đây cho thấy Chính phủ đang kiến tạo một chính sách phát triển mới cho vùng này. Song song đó, Chính quyền các tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong cải cách hành chính, chất lượng điều hành, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh luôn được cải thiện. Điều này cho thấy vùng ĐBSCL đã hội đủ nhiều yếu tố để thu hút đầu tư.

Ông Takimoto Koji, trưởng đại diện Jetro tại TP.Hồ Chí Minh cho biết sáng nay ông chỉ mất 3 giờ để ngồi xe là đã có mặt tại hội nghị này, điều đó đã chứng minh rằng cơ sở hạ tầng kết nối TP.HCM-Trung tâm kinh tế phía Nam đến ĐBSCL không còn xa nữa, đây là một lợi thế để các tỉnh thành trong vùng thu hút đầu tư và cung ứng sản phẩm hàng hoá cho thị trường tiêu dùng 8 triệu dân tại TP.HCM. ĐBSCL còn cò nhiều thuận lợi trong kết nối giao thương với các nước Asean. Bên cạnh đó ĐBSCL còn có nhiều lợi thế khác như mặt bằng chi phí nhân công lao động thấp, có nguồn nguyên liệu dồi dào, đất đai rộng lớn, phì nhiêu…đây là những lợi thế mà ít có nơi nào sánh kịp. Những lợi thế đó được đầu tư khai thác đúng mức sẽ là đòn bẩy kinh tế vực dậy tiềm năng phát cho cà vùng”, ông Takimoto Koji một lần nữa nhấn mạnh.

Theo nhận định của ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc VCCI Cần Thơ, Chủ nhiệm các Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Mekong PC): Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thay đổi lớn trong những năm gần đây, nếu như nhiều thập niên qua ĐBSCL chỉ đạt bình quân 5% về tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam . Nhưng kể từ năm 2015 đến nay thu hút đầu tư FDI đã tăng rất mạnh, chỉ tính tron g 9 tháng đầu năm 2016 đã thu hút đạt mức 1,67 tỷ USD, chiếm 10,2% trong tổng vốn thu hút FDI của cả nước. Tuy nhiên, ĐBSCL là một vùng nông nghiệp lớn nhưng các dự án đầu tư trong nông nghiệp còn rất hạn chế. Tính đến tháng 10/2016, toàn vùng thu hút 50 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, tổng vốn đăng ký 209,64 triệu USD. Hong Kong là vùng lảnh thổ có vốn đầu tư nhiều nhất với 5 dự án, tổng vốn 67,93 triệu USD, kế đến là Đài Loan 9 dự án, 41,98 triệu USD; Nhật bản 5 dự án, 30,02 tiệu USD; Úc 7 dự án, 19,85 triệu USD; Hoa Kỳ 02 dự án, 11,96 triệu USD; Israel 1 dự án, 5,2 triệu USD; còn lại là các quốc gia Pháp, Thụy Sỹ, Thái Lan… Điều này cho thấy nhu cầu còn rất lớn để ĐBSCL phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, trong đó các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là cơ hội lớn cho đầu tư trong thời gian tới.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư