Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14
Cân nhắc thận trọng việc bổ sung thêm hình thức tố cáo
Thế Hải - 24/05/2018 11:51
 
Việc mở rộng hình thức tố cáo (email, điện thoại, fax) để phù hợp với sự phát triển của xã hội, tạo điều kiện cho người dân tham gia tố cáo, nhưng có nguy cơ dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, tố cáo sai sự thật, là những băn khoăn của một số đại biểu quốc hội khi góp ý về Dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi).
Đại biểu Võ Đình Tín (DakNong) lo ngại, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc sử dùng email, fax trong tố cáo là thuận tiện chon người dân, nhưng nếu mở rộng sẽ dẫn đến tố cáo tràn lan, tố cáo sai sự thật.
Đại biểu Võ Đình Tín (DakNong) cho rằng, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc sử dùng email, fax trong tố cáo là thuận tiện chon người dân, nhưng cần cân nhắc đến việc có thể bị lợi dụng để tố cáo tràn lan, tố cáo sai sự thật.

Sáng 24/5, tại  phiên Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), hình thức tố cáo bằng email, fax nhân được sự nghi ngại của các đại biểu về việc có thể gây quá tải, gia tăng trình trạng tố cáo sai, gây khó khăn cho xác minh xử lý.

Đối với hình thức tố cáo, hiện nay vẫn có ý kiến đề nghị chỉ quy định hai hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.

Tuy nhiên, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng hình thức tố cáo để phù hợp với sự phát triển của xã hội, đồng thời ghi nhận các hình thức tố cáo đã được quy định trong các luật khác.

Do vậy, dự thảo đang được nghiên cứu để bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại.

Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này gồm 9 chương, 68 điều. Dự thảo Luật đã được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4; sau đó tiếp tục được thảo luận, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận một số vấn đề còn ý kiến khác nhau: Về hình thức tố cáo (Điều 22); thời hiệu tố cáo (Điều 27); quy định rút tố cáo (Điều 33); cấp giải quyết tố cáo cuối cùng (Điều 29, 37); bảo vệ người tố cáo (Chương VI) và một số vấn đề cụ thể khác

Đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, nhiều vụ việc tố cáo các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, tham nhũng, thì việc thông qua Luật tố cáo sửa đổi đòi hỏi rất cần thiết và cấp bách.

“Theo tôi, nên tiếp tục quy định 2 hình thức tố cáo như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Việc bổ sung thêm hình thức thức tố cáo mới có thể gây tố cáo tràn lan, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý, tiếp nhận tố cáo. Thời gian gần đây, chưa cần tăng thêm hình thức tố cáo thì các vụ việc tố cáo đã quá tải rồi, nhiều đơn thư chưa giải quyết hết”, đại biểu Phạm Đình Cúc băn khoăn.

Lo ngại về việc bổ sung thêm hình thức tố cáo sẽ làm quá tải cho cơ quan tiếp nhận, thụ lý đơn tố cáo, đại biểu Võ Đình Tín (DakNong) khẳng định, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc sử dùng email, fax trong tố cáo là thuận tiện chon người dân,  nhưng cần cân nhắc việc có thể dẫn đến tố cáo tràn lan, gây khó trong việc xem xét nhất là với những người tố cáo sai sự thật hoặc lợi dụng hình thức tố cáo mới này để bôi nhọ. Chưa kể, trong nhiều trường hợp rất khó xác định được danh tính người tố cáo nếu chỉ qua email,fax. 

Đại biểu Lê Thị Yến cũng lưu ý, cần tính đến hình thức tố cáo cho phù hợp, nếu bổ sung thêm hình thức tố cáo, phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Đòi hỏi mức độ tin học hóa, công nghệ thông tin phải ở cấp độ cao, trong khi tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều cơ quan nhà nước, nhất là vùng sâu vùng xa còn hạn chế.

Sẵn sàng “bấm nút” thông qua Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Tuy còn một số ý kiến khác nhau, nhưng đa số đại biểu quốc hội đều ghi nhận những tiếp thu, chỉnh sửa của Cơ quan soạn thảo Dự án Luật Đơn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư