Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Canada, Mexico, Peru, Chile giảm thuế sâu cho hàng hóa Việt Nam
Thế Hải - 21/03/2019 10:16
 
Canada, Mexico, Peru, Chile đều là những nước có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam rất cao ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ 14/1/2019, trong đó Canada giảm 94%, Chile 95%, Peru 81% và Mexico 77%.
100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản được hưởng thuế xuất 0% từ ngày 14/01. Canada đang tiêu thụ 240 triệu USD hàng thủy sản từ Việt Nam.
100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Canada được hưởng thuế xuất 0% từ ngày 14/01/2019

Hiệp định CPTPP có hiệu lực giúp tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt vào nhiều thị trường, trong đó có Canada, Mexico, Chile và Peru.

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ - Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Canada cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada. Trong đó, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu, thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Canada. Trong đó, nhiều chủng loại đã chiếm thị phần rất cao tại thị trường này như cá ba sa (gần như chiếm 100% thị trường cá da trơn nhập khẩu), tôm, cá ngừ. Theo cam kết trong CPTPP,  thuế nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản như tôm đông lạnh, tôm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh, cá tra, cá ngừ... đều giảm về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Thuế MFN hiện nay là 4-5%.

100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản được hưởng thuế xuất 0% từ ngày 14/01. Canada đang tiêu thụ 240 triệu USD hàng thủy sản từ Việt Nam.

Thủy sản, trong đó chủ yếu là tôm, cá basa, cá ngừ đông lạnh ... hiện đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn của Canada nhưng được bán qua nhà phân phối, chưa bán trực tiếp.

Canada còn là thị trường rất tiềm năng của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may khoảng 13,3 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu được dự báo khoảng trên dưới 20% mỗi năm. Đồng thời, Canada luôn có nhu cầu về mặt hàng may mặc làm từ sợi tự nhiên, phù hợp với mặt hàng may mặc Việt Nam.

Mexico là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại Mỹ Latinh sau Brazil và Argentina. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,24 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may.

Với CPTPP, Mexico cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay từ 14/1, tương đương 36.5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Sản phẩm cá tra, cá basa, cá ngừ: là những mặt hàng thủy sản ta xuất khẩu lớn sang Mexico được hưởng thuế suất 0% kể từ năm thứ 3. Mặt hàng cá đông lạnh hiện Việt Nam đang là nước xuất khẩu lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Mexico là một thị trường dễ tính với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh. Yếu tố về giá mang tính quyết định, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được yếu tố này do đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Riêng Peru cam kết xóa bỏ 81% cho hàng hóa Viêt Nam, trong đó đồ gỗ ngoại thất sang Peru sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Hạt điều, chè, hạt tiêu, rau củ quả, một số loại cà phê: thuế suất về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; Riêng dệt may, giày dép: thuế suất giảm theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16.

Thị trường Chile cũng cam kết cắt giảm 95,1% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi CPTPP có hiệu lực và 99,9% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 8. Tiềm năng tại thị trường Chile đối với với một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam là rất lớn.

Các mặt hàng ưu tiên thúc đẩy xuất khẩu sang Chile có thể kể tới như: Hạt tiêu, hạt điều, chè, cà phê, mật ong: thuế suất sẽ giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; Nông sản, thủy sản: thuế suất về 0% ngay khi Hiệp định định có hiệu lực; Gỗ và sản phẩm từ gỗ: thuế suất về 0% đối với hầu hết các sản phẩm; Giày dép, cao su: thuế được xóa bỏ vào năm thứ 4; Thuế với hàng dệt may được xóa bỏ vào năm thứ 8.

Doanh nghiệp xuất khẩu sang CPTPP cần lưu ý tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa từ 8/3/2019
Việc tìm hiểu cụ thể và tuân thủ chặt chẽ các quy định liên quan đến khai quy tắc xuất xứ (C/O) là phương thức giúp doanh nghiệp Việt Nam khai...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư