Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Chi nhập khẩu rau quả 10 tháng 1,43 tỷ USD, gần bằng cả năm 2017
Thế Hoàng - 13/11/2018 10:50
 
Con số 1,43 tỷ USD chi ra để nhập khẩu các mặt hàng rau quả trong 10 tháng năm 2018 đã gần bằng mức 1,555 tỷ USD của năm 2018.
Thái Lan đã trở thành thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam trong những năm gần đây.
Thái Lan đã trở thành thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam trong những năm gần đây.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong 10 tháng năm 2018, Việt Nam đã chi 1,43 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng rau quả, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, số ngoại tệ chi để nhập khẩu mặt hàng rau củ ước đạt gần 380 triệu USD, tăng 36,5% và trên 980 triệu USD để nhập khẩu các loại trái cây, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu chia trung bình, mỗi tháng, nước ta chi 143 triệu USD để nhập khẩu rau quả.

Là nước nông nghiệp nhưng trong vòng 2 năm qua, Việt Nam đã chi nhiều tiền để nhập các loại rau củ quả từ nước ngoài. Từ mức 200 triệu USD nhập mỗi năm, hiện kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đã tới ngưỡng gần 1,6  tỷ USD.

Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng qua tiếp tục là Thái Lan, chiếm 43,3%, tiếp đến là Trung Quốc, chiếm 23,1%, còn lại nhập từ Australia, Hàn Quốc, Mỹ...

Việt Nam nhập khẩu trái cây từ Thái Lan chủ yếu trái bòn bon, măng cụt, nhãn, mít, nhập khẩu cam, lê, kiwi, cherry từ New Zealand, Australia, còn rau củ quả xuất xứ từ Trung Quốc chủ yếu là bắp cải, xà lách, khoai tây, cam, táo...

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm đến nay, trừ Thái Lan, giá trị nhập khẩu rau quả ở hầu hết các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017, trong đó Hòa Kỳ tăng mạnh nhất với trên 86%, tiếp đó là Hàn Quốc trên 82% và Chile trên 73%.

Dù nhập khẩu một lượng lớn trái cây, rau củ từ Thái Lan, nhưng lượng hàng này không hoàn toàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo Cục Bảo vệ thực vật, một lượng lớn trái cây như: măng cụt, nhãn, sầu riêng, xoài Thái Lan  nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu tái xuất sang Trung Quốc.

Với thuế nhập khẩu 0% từ các nước ASEAN, trái cây Thái Lan tạm nhập vào Việt Nam rồi tái xuất sang Trung Quốc giá ngày càng tăng mạnh.

Năm 2017, với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,514 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2016, ngành rau quả đã xuất siêu gần 2 tỷ USD.

Trong đó, chi nhập khẩu rau quả trong năm qua ước đạt hơn 1,555 tỷ USD tăng 68,12 % so với cùng kỳ 2016.

Trong 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam năm 2017,  Trung Quốc đứng vị trí đầu tiên, thị trường chiếm tới 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tiếp đến là  Nhật Bản, chiếm 3,64%; Hoa Kỳ 2,94%; Hàn Quốc 2,59%; Hà Lan 1,81%; Malaysia 1,43%; Đài Loan 1,33%; Thái Lan 1,03%; UAE 1,01%;  Nga 0,85%; Thị trường khác (7,77%).

Kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng cuối năm 2018 đối với nhóm hàng rau quả sẽ tiếp tục tăng mạnh nhằm phục vụ nhụ cầu tiêu dùng cuối năm, thời điểm diễn ra ngày nghỉ Tết Dương lịch, và trước đó là Giáng Sinh.

Dự báo, mức chi nhập khẩu rau quả cả năm nay có thể lên tới 1,7 tỷ USD

Truy tìm nguyên nhân khiến chi nhập khẩu rau quả vượt mốc tỷ USD
Chi nhập khẩu rau quả 8 tháng đầu năm 2017 đạt hơn tỷ USD, tăng 93,7% so với cùng kỳ năm 2016, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số này được tiêu thụ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư