Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Chủ cửa hàng truyền thống kém lạc quan về tình hình kinh doanh
Hồng Phúc - 17/07/2018 14:03
 
Tại khu vực thành thị, kênh thương mại truyền thống đóng góp khoản 83% tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh- FMCG (gần 10 tỷ đô la Mỹ). Dù vậy, chỉ số niềm tin các nhà bán lẻ này chỉ còn 68 điểm, thấp nhất trong 2 năm qua.

Thông tin trên dựa trên một báo cáo khảo sát mới nhất từ Nielsen Việt Nam.

Cụ thể, Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu cửa hàng bán lẻ, trong đó, kênh thương mại truyền thống chiếm áp đảo cả về số lượng cửa hàng lẫn đóng góp doanh thu vào ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Dù vậy, mức độ tự tin của các cửa hàng tạp hóa truyền thống vào ngành bán lẻ và tình trạng kinh doanh của họ trên cả nước đang ở mức thấp trong 2 năm qua, đặc biệt tại khu vực thành thị.

.
.

Theo báo cáo, chỉ số niềm tin các nhà bán lẻ truyền thống giảm nhẹ xuống 68 điểm, so với 69 điểm trong Q1/2017 (Cụ thể xem biểu đồ). Các nhà bán lẻ kênh truyền thống cũng bày tỏ mối quan tâm lớn về sức mua hàng của người tiêu dùng, lưu lượng người tiêu dùng đến cửa tiệm và sự cạnh tranh từ các nhà bán lẻ hình thức hiện đại khác.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc cấp cao bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam lý giải, chỉ số niềm tin nhà bán lẻ (RCI) trung bình ở mức 100. Nếu trên mức 100, họ đang tự tin. Và ngược lại.

Trong khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam quý I/2018 đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 124 điểm còn RCI thì ngược lại.

“Điều này có nghĩa là sự lạc quan của người tiêu dùng về tình trạng tài chính của mình không dẫn đến sự gia tăng về sức mua ở kênh thương mại truyền thống. Chi tiêu của họ hiện đang ưu tiên rót vào những khoản lớn hơn, những mục mà chúng tôi thấy có sự tăng trưởng mạnh mẽ như du lịch, xe máy, điện thoại, đồ gia dụng,..”, ông Dũng chia sẻ.

Tốc độ tăng trưởng số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý này của các nhà bán lẻ truyền thống. Số lượng cửa hàng tiện lợi đã tăng hơn 10 lần trong 5 năm qua, từ 147 cửa hàng năm 2012 lên khoảng 1.700 cửa hàng trong năm 2017.

Giải bài toán "bơm vốn" cho ngành hàng tiêu dùng nhanh
Ngành hàng tiêu dùng nhanh đang phát triển và mở rộng một cách nhanh chóng, để có thể tồn tại và phát triển thìđòi hỏi các nhà phân phối phải...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư