Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Chủ tịch Unilever Việt Nam: Cần có cách tiếp cận mới trong quản trị nguồn nhân tài thời 4.0
Vũ Anh - 15/08/2017 14:29
 
Trong dòng chảy của công nghệ số, Unilever Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt những xu hướng ứng dụng công nghệ vào chiến lược quản trị nhân sự.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân tạiTọa đàm “Nguồn lực tinh hoa – Công nghệ bứt phá”
Bà Nguyễn Thị Bích Vân tại Tọa đàm “Nguồn lực tinh hoa – Công nghệ bứt phá”

Theo bà Chủ tịch Unilever Việt Nam, kỷ nguyên công nghệ đang cùng lúc tạo ra cơ hội và thách thức cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có Unilever, trong quá trình nâng tầm và quản lý nguồn lực của mình.

Unilever đã đón đầu xu hướng công nghệ với những cách tiếp cận mới trong quản trị nguồn nhân tài để tối ưu hóa được các cơ hội và lợi ích mà xu hướng này mang lại một cách toàn diện.

Đơn cử như đối với quá trình đánh giá nhân viên, Unilever đã phát triển một nền tảng số phục vụ cho việc báo cáo kết quả và đánh giá hiệu quả công việc thường xuyên và liên tục, giúp phân tích đánh giá nhân viên một cách toàn diện nhất dựa trên các cơ sở dữ liệu cụ thể được ghi nhận trong suốt quá trình. Từ đó, Công ty có thể dễ dàng đánh giá và lựa chọn những nhân viên tiềm năng, tập trung hỗ trợ đào tạo để phát triển thành đội ngũ lãnh đạo tương lai.

Trong thời đại công nghệ 4.0, mỗi doanh nghiệp đều cần tối ưu hóa mọi ưu điểm của công nghệ để biến đó thành lợi thế cạnh tranh và tạo ra sự tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay

Đào tạo cho đội ngũ nhân viên cũng là lĩnh vực mà Unilever chú trọng áp dụng các ứng dụng công nghệ. Thông qua việc xây dựng nền tảng các khóa học trực tuyến để các nhân viên được chủ động xây dựng lộ trình đào tạo cho riêng mình, với các kỹ năng và kiến thức đặc thù cần thiết cho lộ trình phát triển của mỗi cá nhân.

Theo bà Vân, công nghệ đã thực sự mang lại những thay đổi toàn diện mang tính tích cực đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Unilever Việt Nam. Từ việc xây dựng chiến lược để đáp ứng các nhu cầu mới của người tiêu dùng hay mở ra các phương thức mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đến quá trình vận hành để tăng cường năng suất, giảm chi phí; Phương thức làm việc hay giao tiếp, đến cách quản lý hiệu quả nguồn nhân lực và phát triển nhân tài.

“Trong thời đại công nghệ 4.0, mỗi doanh nghiệp đều cần tối ưu hóa mọi ưu điểm của công nghệ để biến đó thành lợi thế cạnh tranh và tạo ra sự tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay”, bà Vân nói.

Việc ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp ngày càng được coi trọng hơn, thậm chí chủ doanh nghiệp còn coi công nghệ là tài sản có giá trị hơn cả sức lao động con người, 47% tương đương với 15.000 công việc sẽ được tự động hóa trong tương lai, do đó các doanh nghiệp cần nghĩ đến chiến lược vận dụng công nghệ trong sản xuất.

Mỹ Hảo - Unilever: Cuộc đấu không cân sức
Mới đây, tin đồn Mỹ Hảo bán hết cổ phần cho một tập đoàn đã gây xôn xao trong giới kinh doanh. Dù tin đồn thất thiệt nhưng cũng cho thấy sự quan...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư