Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIV
Hà Nguyễn - 23/10/2017 08:07
 
9h sáng nay (23/10), Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIV sẽ chính thức khai mạc. Với thời gian làm việc dự kiến kéo dài 26 ngày, kỳ họp cuối năm này sẽ xem xét và quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội.

Quốc hội sẽ xem xét miễn nhiệm Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu vừa có đơn từ nhiệm (trái) và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã được phân công làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Quốc hội sẽ xem xét miễn nhiệm Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu vừa có đơn từ nhiệm (trái) và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã được phân công làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

Kỳ họp Quốc hội cuối năm 2017 sẽ chính thức khai mạc sáng nay tại Hà Nội. Dự kiến, sau phát biểu khai mạc Kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

Thông tin từ ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 26 ngày. Bên cạnh nhiệm vụ lập pháp, Quốc hội còn tập trung thời gian cho việc thảo luận, xem xét và quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội, đặc biệt là Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

Một điểm mới tại kỳ họp này, theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, đó là Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày để thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội năm 2018; cũng như kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018. Việc bố trí thêm thời gian thảo luận về nội dung này là nhằm tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội có thể trình bày thêm được nhiều ý kiến về tình hình kinh tế -  xã hội của đất nước.

Kế hoạch tại kỳ họp cuối năm này, Quốc hội sẽ xem xét nhiều dự án luật quan trọng. Trong đó, sẽ tập trung xem xét, thông qua 6 dự án luật, 12 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 9 dự án luật khác.

Các dự án luật được xem xét thông qua gồm: Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi); Luật Thủy sản (sửa đổi); Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Trong khi đó, các luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến gồm: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định một số dự án quan trọng của đất nước như Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.

Công tác nhân sự liên quan đến vị trí tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Tranh tra Chính phủ (vừa có đơn từ nhiệm) cũng sẽ được Quốc hội xem xét trên cơ sở tờ trình của Thủ tướng Chính phủ.

Theo kế hoạch, Quốc hội lần này vẫn dành 3 ngày để thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn.

Khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV: Xem xét, thông qua những quyết sách lớn
Hôm nay (23/10), Kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khóa XIV chính thức khai mạc. Dư luận đang trông chờ những quyết sách lớn sẽ được xem xét, cho ý kiến,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư