Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Cơ hội đầu tư vào sản xuất năng lượng trong ngành mía đường
Thế Hải - 03/10/2017 19:21
 
Việt Nam đã đặt mục tiêu tới 2030 có 2% điện được cung cấp từ nguồn điện sinh khối mà điều này chỉ có thể đạt được thông qua sự tham gia của khu vực tài chính tư nhân.
Ngành mía đường Việt Nam có nhiều cơ hội để đầu tư phát điện từ bã mía.
Đầu tư phát triển năng lượng từ bã mía, Việt Nam chủ động tiết kiệm điện, hạn chế chạy điện dầu và mua điện từ các thị trường bên ngoài.

Đó là khẳng định của Đại diện Quốc gia, Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu tại Việt Nam tại Hội thảo nhà đầu tư với chủ đề  “Các cơ hội đầu tư vào Dự án đồng phát năng lượng từ ngành mía đường Việt Nam” diễn ra sáng nay (3/10) tại Hà Nội.

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hỗ trợ quá trình đầu tư vào các dự án đồng phát nhiệt điện (CHP) sử dụng bã mía của các nhà máy đường thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ Công Thương/GIZ  tổ chức.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ về tình trạng phát triển ngành đường Việt Nam và thế giới, và tiềm năng sử dụng bã mía cho sản xuất năng lượng.

Đặc biệt quan trọng là tư vấn trong nước sẽ giới thiệu năm 5 báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre FS) của Dự án đồng phát năng lượng từ bã mía của năm 5 nhà máy đường.

5 báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được triển khai ở Nhà máy đường Phụng Hiệp, Xí nghiệp đường Vị Thanh, Công ty CP Mía đường Đăk Lăk, Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Mía đường Nghệ An.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ngành mía đường đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ khi các nước ASEAN giảm thuế nhập khẩu đường theo thỏa thuận thương mại trong khu vực. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp mía đường đang tìm cách ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và tìm những nguồn thu bổ sung, trong đó có nguồn thu từ bán điện thừa lên điện lưới quốc gia.

Ông Adam Ward, Đại diện Quốc gia, Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đã đặt mục tiêu tới 2030 có 2% điện được cung cấp từ nguồn điện sinh khối mà điều này chỉ có thể đạt được thông qua sự tham gia của khu vực tài chính tư nhân.

Tại Hội thảo sáng nay, Sổ tay phát triển dự án sinh khối nối lưới tại Việt Nam do GIZ phối hợp cùng Tổng cục Năng lượng Bộ Công thương thực hiện mô tả chi tiết và rõ ràng các bước/quy trình thủ tục hành chính phát triển các Dự án sinh khối nối lưới đã được chính thức phát hành.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển điện năng từ sinh khối. Nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng đến cuối năm 2014, Việt Nam đáng lẽ đã có thể khai thác khoảng 20,67 triệu tấn phụ phẩm từ ngành gỗ và 52,91 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp (chủ yếu là trấu, rơm rạ và bã mía).

Nếu tất cả những phụ phẩm sinh khối này được khai thác và sử dụng hiệu quả cho sản xuất năng lượng thì không những có thể đạt được mục tiêu sản xuất điện bằng sinh khối nêu trên mà còn giảm phát thải khí nhà kính, giảm ảnh hưởng đến môi trường cũng như đóng góp vào phát triển nông thôn.

Hiệp hội Mía đường đề xuất cho lực lượng chống buôn lậu hưởng 100% lô hàng
Để hỗ trợ công tác chống buôn lậu, Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa kiến nghị cho các đơn vị tham gia được hưởng toàn bộ 100% lô hàng lậu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư