Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Có nên ngâm quất cảnh làm thuốc trị ho?
Như Lực - 15/02/2014 11:41
 
Học theo bài thuốc trị ho dân gian, hết Tết, nhiều gia đình hái quả từ những cây quất cảnh ngâm với đường, với muối để trị ho. Tuy nhiên, ít người biết rằng họ đang đối mặt với tử thần bởi những quả quất chứa đầy độc tố… Tết ăn tiết canh từ lợn nhà vẫn tử vong

Quất nhiễm độc

Lâu nay, theo thói quen truyền thống, sau Tết nhiều gia đình lại “trút” những quả quất chín mọng từ cây cảnh để ngâm với đường, muối, mật ong… vừa làm thức uống bổ dưỡng, vừa dùng để trị ho. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng họ đang rước bệnh vào người, bởi những quả quất cảnh chứa đầy thuốc hóa học với liều lượng cao.

  Sau Tết, cẩn trọng dùng quất ngâm trị ho cho trẻ  
  Người tiêu dùng cần cẩn trọng khi sử dụng quả quất cảnh làm thuốc trị ho  

Theo anh Công Phương Canh, người từng nhiều năm gắn bó với nghề trồng hoa cây cảnh ở làng Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, nếu không phải quất nhà tự tay trồng thì người tiêu dùng không nên bứt quả để ngâm làm thức uống cũng như trị ho, bởi quả quất cảnh chứa rất nhiều thuốc hóa học.

Theo anh Canh, trước đây, sau khi trưng Tết xong, trong vòng 1 tháng quất cảnh sẽ rụng hết quả, tuy nhiên những năm gần đây sau khi chưng Tết xong, quất có thể giữ được 6 – 7 tháng liền mà không rụng quả nào.

Nguyên nhân là bởi quất đã “ngậm” quá nhiều hóa chất bảo quản ướp chín, mà không có cơ sở nào kiểm định được liều lượng cũng như mức độ độc hại của nó.

Để có những cây quất cảnh đẹp, cho hoa, quả, nảy lộc đúng theo từng chu kỳ phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, thì việc phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học là không thể thiếu trong nghề trồng quất cảnh.

Tùy từng giai đoạn phát triển của cây quất mà cần phun các loại thuốc có tác dụng kích lộc, trừ sâu, kìm hoặc đẩy nhanh quá trình chín của quất... Tính trung bình, mỗi tuần người trồng quất phải phun thuốc 1 lần cho cây quất, tuy nhiên càng tới gần ngày mang đi bán thì chủ vườn càng phải phun nhiều thuốc hơn để giữ màu, bảo quản quả khỏi rụng...

“Hiện hầu hết các loại thuốc này có xuất xứ từ Trung Quốc, tên, nhãn đều là tiếng Trung Quốc, nhiều loại đã bị cấm lưu hành ở nước ta, các cửa hàng kinh doanh thuốc loại này bán rất lén lút, nếu không phải người trong nghề thì khó có thể mua được…”, anh Canh cho biết thêm.

Trị ho tốt, nhưng phải cẩn trọng!

Theo thầy thuốc, lương y Vũ Thị Khuyên, thành viên Hội Đông y tỉnh Nam Định thì quất có vị ngọt chua, tính ấm tác dụng vào các kinh phế, vị, can… Do đó, quất không những là thức uống bổ dưỡng mà còn có công năng hóa đàm (đờm), trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu rất tốt. Bài thuốc đơn giản nhất dân gian thường dùng để trị ho, viêm họng là ngâm quất với đường, muối hoặc chưng quất với mật ong.

Tuy nhiên, những công dụng trên chỉ ở quả quất được trồng tự nhiên, sạch chứ không phải loại quất trồng trong điều kiện ô nhiễm, bị phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc hóa học phục vụ nhu cầu chơi cảnh.

Thông thường, người dùng sẽ khó có thể đo đếm được liều lượng các hóa chất độc hại ngấm vào vỏ, thậm chí cả vào trong quả quất khi mà các nhà vườn thường xuyên phun, bón thúc quất bằng các loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu như đã nói ở trên. Hơn nữa, nếu trót ngâm quất loại này để sử dụng, cũng khó biết được tác hại trong một sớm, một chiều. Chính vì vậy, người dân không nên tận dụng quả quất chín từ cây cảnh trưng Tết, mà chỉ dùng quất sạch, được trồng tự nhiên.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư