Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Coimex, điểm sáng của thủy sản Việt Nam
P.V - 29/03/2014 08:28
 
Sau 22 năm hoạt động, từ một doanh nghiệp nhỏ, Công ty cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Coimex) đã trở thành công ty có thị phần xuất khẩu lớn sang nhiều quốc gia, vươn lên top dẫn đầu các công ty có kim ngạch lớn nhất nước về xuất khẩu chả cá surimi.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bình Định hướng tới trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu
Xây dựng chiến lược phát triển ngành thủy sản bền vững
Đầu tư 345 tỷ đồng, Côn Đảo có nhà máy điện gió
CEO Hoàng Đức Thảo và hiện tượng Busadco
Sẵn sàng hạ tầng đón dự án đầu tư Nhật Bản
Bà Rịa - Vũng Tàu lập KCN chuyên sâu về cơ khí
Bà Rịa - Vũng Tàu mạnh tay "trảm" dự án treo

Coimex - thương hiệu surimi Việt Nam

Với bề dày 22 năm hoạt động, nhưng Coimex chỉ thực sự ghi dấu ấn trên thị trường kể từ khi sản xuất sản phẩm surimi vào năm 2000. Từ đó đến nay, Coimex đã làm nên thương hiệu surimi Việt Nam. Nói đến surimi, các nhà nhập khẩu châu Âu nghĩ ngay đến Coimex.

   
 

Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang được xuất khẩu sang hàng chục quốc gia trên thế giới

 

Surimi là sản phẩm làm từ cá, được chế biến theo hướng có lợi sức khỏe người tiêu dùng bằng cách bỏ xương, các tạp chất và chất gây dị ứng trong hải sản, không còn cholesterol.

Sản phẩm có thể dùng để chế biến thức ăn hàng ngày hoặc chế biến các sản phẩm công nghiệp, như xúc xích, thịt nguội… Coimex luôn giữ đúng nguyên tắc không dùng bất kỳ loại hóa chất nào khi chế biến sản phẩm, hội đủ điều kiện để đạt các tiêu chuẩn như HACCP, Halal, GMP, BRC, ISO 9001: 2008 và có code DL 286 để xuất khẩu đi EU.

Trong giai đoạn kinh tế thế giới khủng hoảng, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này hầu như không thay đổi. Các loại sản phẩm này đã không ngừng được cải tiến để có mặt ở hơn 40 quốc gia.

Nhờ nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm, về tiến độ giao hàng, Coimex đã được Tập đoàn Future Seafoods (Pháp), một đối tác lâu năm, tin tưởng chuyển 70% số tiền tạm ứng hợp đồng trước mỗi đợt nhận hàng. Do đó, Coimex luôn có được nguồn vốn kịp thời để thu mua nguyên liệu.

Hiện nay, Coimex là công ty cổ phần, vốn điều lệ hơn 80 tỷ đồng, có 4 nhà máy chế biến surimi tại Kiên Giang, Trà Vinh, Vũng Tàu. Coimex có 2 mặt hàng xuất khẩu chính là chả cá surimi và các sản phẩm surimi mô phỏng (thường gọi là surimi giả tôm, giả cua, giả mực…), trong đó nổi tiếng là các mặt hàng cá surimi lăn bột, miếng cá surimi bao bột bánh mì, càng cua surimi lăn bột, tôm surimi, tôm hùm surimi…

Coimex hồi sinh sản vật phù sa

Vị ngon ngọt của miếng chả cá thát lát mà Anh hùng Lao động Lê Văn Kháng, Tổng giám đốc Coimex, được ăn từ tuổi ấu thơ đã len vào dòng suy nghĩ của ông khi đi tìm nguyên liệu để sản xuất chả cá surimi xuất khẩu - sản phẩm chính của Coimex.

Thế nhưng, sau vài lần về quê gom, số lượng cá thát lát quá ít so với nhu cầu thu mua. Ông nhận thấy tài nguyên thiên nhiên vùng châu thổ đang bị lãng phí, bởi Hậu Giang quê ông là vùng đất có chế độ bán nhật triều, môi trường nước sạch và nguồn thức ăn dồi dào, nên từ xưa, cá thát lát ở đây ngon và thơm hơn những vùng khác. Chỉ tiếc rằng, giống cá này trong tự nhiên đã bị đánh bắt cạn kiệt.

Là một người con của quê hương, ông Lê Văn Kháng hiểu tường tận mảnh đất và con người nơi đây. Đất chật, người đông, canh tác lúa nước hiệu quả không cao. Trong khi đó, điều kiện để nuôi cá nước ngọt rất sẵn có, chỉ thiếu con giống. Có những ngư dân tâm huyết với nghề đã rất vất vả đầu tư tiền bạc, nhưng không có kỹ thuật, kinh nghiệm, nên chịu nhiều thất bại.

Ông Kháng cùng các cộng sự lăn lộn để tìm vốn, nghiên cứu quy trình kỹ thuật nuôi cá, sau đó cho ra đời Trại ươm giống cá thát lát Thạnh Hòa (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).

Niềm vui vỡ òa khi trại cá đã sản xuất được mẻ cá giống đầu tiên vào năm 2005, với sự giúp đỡ của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cần Thơ và Trường đại học Cần Thơ.

Cá giống sản xuất ra đến đâu được bà con nông dân mua hết đến đó mang về nuôi. Các hộ nuôi cá thát lát ký hợp đồng để Coimex bao tiêu sản phẩm, nhưng cá thương phẩm trở thành một nguyên liệu cho nhiều món đặc sản của hầu hết nhà hàng, nên Coimex đành phải nhường cho nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Không ngừng phát triển

Ngoài hoạt động sản xuất - kinh doanh, Coimex còn đầu tư vào một số đơn vị đạt hiệu quả kinh doanh cao, như Công ty cổ phần Thủy sản Tắc Cậu, Công ty cổ phần Thương cảng Vũng Tàu. Sau 5 năm cổ phần hóa, Công ty đã hoàn vốn đầu tư cho cổ đông và trừ hết khấu hao máy móc, thiết bị, đồng thời có nguồn vốn để mở rộng và tái đầu tư.

Coimex thực hiện nhiều dự án đầu tư, như góp vốn cùng với các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến surimi công suất 10.000 tấn/năm tại vùng có nguồn nguyên liệu tốt và dồi dào Kiên Giang; hợp tác trao đổi công nghệ, kỹ thuật chế biến với Tập đoàn Texchem (Malaysia) và đầu tư thêm một dây chuyền chế biến hàng surimi mô phỏng.

Vốn đầu tư do công ty này cung cấp và bao tiêu sản phẩm sang các nước EU, Hoa Kỳ và châu Á. Trên đà phát triển vững vàng, Coimex tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền sản xuất càng ghẹ do khách hàng Pháp bao tiêu đầu ra, sản xuất thêm nhiều mặt hàng rau, củ, quả, mực, hải sản phối trộn để xuất khẩu vào thị trường truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc và mở rộng thêm các thị trường khác trong khu vực châu Á.

Côn Đảo - Đất thép nở hoa

Côn Đảo - Đất thép nở hoa

(baodautu.vn) Trong không khí của cuộc Tổng tiến công nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước những ngày cuối Tháng 4/1975 lịch sử, ngày 1/5/1975, quần chúng nhân dân và các tù nhân tại Nhà tù Côn Đảo đứng lên giải phóng đảo, chấm dứt 113 năm lao tù.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư