Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Công bố Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam
Phương Anh - 17/05/2018 15:08
 
Sáng nay (17/5), tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức "Lễ Công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017/2018".
.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc Lễ công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017/2018

Năm 2017 là năm thứ mười hai VCCI xây dựng và xuất bản Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam. Báo cáo năm 2017, với chủ đề  “Phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số”, đã đưa ra bức tranh đánh giá về sự phát triển của doanh nghiệp trong những lĩnh vực ứng dụng kinh tế số trong năm 2017, so sánh với giai đoạn 2007 - 2016.

Từ đó cho thấy, những vấn đề cần cải thiện để nâng cao năng lực doanh nghiệp. Thúc đẩy cải thiện mô hình kinh doanh theo hướng tăng hàm lượng sử dụng công nghệ số là định hướng phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Phát biểu khai mạc, TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, hiện nay các nền kinh tế trên toàn thế giới đang được dẫn dắt bởi công nghệ số. Ở các nước khu vực ASEAN, công nghệ số cũng được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu, để giúp ASEAN trở thành một trong năm nền kinh tế số hóa trên thế giới trước năm 2025.

Theo báo cáo của Google và Temasek, nền kinh tế số của khu vực ASEAN đã có những đột phá trong những năm gần đây và đặc biệt là trong năm 2017. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số khu vực ASEAN năm 2017 đã vượt kỳ vọng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 27%/năm và đạt mốc 50 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP của khu vực (dự kiến sẽ đạt 6% GDP vào năm 2025). Đóng góp vào sự tăng trưởng này là các ngành như du lịch trực tuyến, thương mại điện tử, phương tiện truyền thông và giải trí trực tuyến, đặt xe trực tuyến...

Đánh giá về tiềm năng của Việt Nam, Chủ tịch VCCI cho rằng, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số.

Tại Việt Nam, xu thế “số hóa” đã xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế... Nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu tham gia vào thương mại điện tử (Vuivui.com, Tiki.vn... ), các nền tảng thanh toán trung gian bằng công nghệ QR Code, ví điện tử (123Pay và ZaloPay của ZION, Momo, Webmoney, Payoo...), mạng xã hội (Zalo), thiết bị IoT (máy bán nước, máy bán bánh pizza tự động tích hợp giải pháp thanh toán điện tử cho máy bán hàng VPOS), thanh toán trực tuyến của các ngân hàng...  

"Tỷ trọng của Thương mại điện tử trong tổng số doanh số thị trường Bán lẻ của Việt Nam  chiếm 3,6%. Đây là con số khiêm tốn so với mức trung bình của khu vực Châu á Thái Bình Dương (14,5%)”, ông Lộc khẳng định.

Chủ tịch VCCI cho biết, nền kinh tế số với những mô hình, phương thức kinh doanh mới đã và đang tạo ra những cơ hội lớn để phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

“Nếu tận dụng được công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường và thị phần, thậm chí lấn sân vào những thị trường mới do chính doanh nghiệp Việt Nam tạo nên”, ông Lộc nhấn mạnh.

TS.Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định bên cạnh những cơ hội, thì nền kinh tế số, với những mô hình, phương thức kinh doanh mới cũng đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam.

Lễ vinh danh và trao giải Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2017
Lễ vinh danh và Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên (BCTN) năm 2017 vừa diễn ra tại Trung tâm hội nghị GEM. Năm 2017 đánh dấu chặng đường 10 năm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư