Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Công nghệ tiên tiến góp phần giảm chi phí khám chữa bệnh
Mai Linh - 10/11/2014 16:16
 
Trước thực trạng tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, các công nghệ y khoa sáng tạo của GE Healthcare đang góp phần hỗ trợ giảm thiểu gánh nặng tài chính cho bệnh nhân, đặc biệt là tại các vùng nông thôn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hàng không dân dụng Việt Nam tăng tốc cho tương lai
Người phụ nữ Việt trong tập đoàn lớn thứ 6 của Mỹ
Nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng điện Việt Nam
GE hỗ trợ triển khai nhà máy phong điện thứ hai tại Việt Nam
GE bổ nhiệm người Việt làm TGĐ GE Hải Phòng

Trong những năm gần đây, các căn bệnh không lây nhiễm đang ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển.

   
 

GE Healhcare đã phát minh ra những công nghệ tiên tiến như Vscan, Lullaby Warmer... dành riêng cho thị trường mới nổi

 

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 57 triệu người chết trên toàn cầu, trong đó có 36 triệu người tử vong vì các căn bệnh không lây nhiễm mãn tính, chủ yếu là bệnh liên quan tới tim mạch, phổi, tiểu đường và các bệnh về hô hấp.

Trước đây, các căn bệnh này vẫn thường được coi là gánh nặng của các quốc gia có thu nhập cao. Tuy nhiên, ngày nay, chúng cũng trở thành vấn đề nhức nhối đối với nhiều quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ tử vong và chi phí khám chữa bệnh gia tăng đột biến tại các quốc gia này.

Việt Nam đối mặt sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số trường hợp mắc các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam đang tăng đáng kể trong những năm gần đây. Chúng được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong tại các bệnh viện trên cả nước.

Ước tính, tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam cao hơn 4 lần so với tỷ lệ này do các bệnh truyền nhiễm gây ra, chiếm tới 67,34% số bệnh nhân tử vong trên khắp cả nước.

Theo niên giám thống kê y tế năm 2011, tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam là 62,72%, cao hơn 2,4 lần so với tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm (25,89%).

Đối với một quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam, nơi phần lớn người dân vẫn sống ở mức thu nhập thấp, việc mắc các bệnh không lây nhiễm đã tạo ra gánh nặng tài chính lớn và ảnh hưởng tới cuộc sống của cả gia đình. Các hộ nghèo sẽ là đối tượng gặp nhiều khó khăn tài chính nhất khi mắc phải những căn bệnh “tốn kém” này.

Trong khi các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với tỷ lệ mắc bệnh tăng cao, cách tốt nhất để người dân giảm thiểu rủi ro liên quan tới các bệnh không lây nhiễm là duy trì một lối sống khỏe mạnh.

Phát biểu trong một hội thảo tổ chức tại Hà Nội đầu năm 2014 về chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2014-2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, Việt Nam đã thực hiện đồng thời nhiều chương trình phòng chống; tuy nhiên, chi phí khám chữa bệnh quá cao đang trở thành gánh nặng ngăn cản người dân sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết; bởi trên thực tế, chi phí cho thuốc men và các loại thiết bị y tế vẫn còn rất đắt so với khả năng chi trả của nhiều người Việt Nam.

Nhu cầu về thiết bị y tế tăng cao

Trong những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, một số bệnh viện mới đã được đầu tư xây dựng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ, kèm theo đó là nhu cầu cao về các thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn.

Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn 2006-2020, Chính phủ dự tính sẽ đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD để xây dựng và cung cấp thiết bị cho 57 bệnh viện mới, các phòng khám cấp huyện và trung tâm y tế cấp xã, phường. Ngoài ra, số tiền trên cũng được sử dụng để tài trợ cho các chiến dịch phòng và khám bệnh cho người nghèo. Thêm vào đó, một số lượng lớn nhà đầu tư tư nhân cũng đang tăng cường xây dựng các bệnh viện mới để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao trên khắp cả nước.

Do phần lớn các thiết bị y tế vẫn phải nhập khẩu vào Việt Nam, điều này đã tạo ra cơ hội kinh doanh lớn cho các công ty sản xuất quốc tế như GE Healthcare. Theo báo cáo của Business Monitor, có khoảng 90% thiết bị y tế tại Việt Nam là phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lên tới 609 triệu USD.

“Thị trường thiết bị y tế Việt Nam được kỳ vọng là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á, bất chấp tốc độ nhập khẩu có chậm lại trong vài năm qua,” Business Monitor nhận định trong một báo cáo công bố gần đây.

Giải pháp công nghệ sáng tạo của GE Healthcare

Khi các bệnh không lây nhiễm gia tăng cùng với gánh nặng về tài chính, nhu cầu đi kèm là phải có các biện pháp giảm chi phí chữa bệnh. Trong trường hợp này, các giải pháp công nghệ sáng tạo có thể là câu trả lời tốt nhất giúp người dân phòng bệnh, được chuẩn đoán bệnh sớm và chính xác, cũng như được tư vấn biện pháp chữa trị hiệu quả với chi phí thấp.

Thực tế cho thấy, trong bất cứ giai đoạn nào của các bệnh không lây nhiễm, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, từ công nghệ hình ảnh cho đến các hệ thống phần mềm y tế. Chính những công nghệ này đã góp phần cải thiện chất lượng, cũng như tính hiệu quả của công tác chữa trị cho bệnh nhân.

Nhận biết được tầm quan trọng của công nghệ hiện đại đối với công tác khám chữa bệnh, kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1994, GE Healthcare đã liên tục đầu tư vào các trang thiết bị y tế tiên tiến như là một ưu tiên để giúp giảm chi phí chữa bệnh cho người dân.

“Ngày nay, chúng tôi đầu tư vào việc cải thiện chất lượng, chi phí và khả năng tiếp cận”, ông Dave Utama, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc điều hành GE Healthcare ASEAN chia sẻ.

“Chúng tôi nhận ra rằng, khi dân số ngày càng già đi, sự thay đổi nhân chủng học này sẽ đẩy nhu cầu tăng cao. Tỷ lệ béo phì đang tăng lên, các bệnh mãn tính cũng tăng, theo đó chi phí điều trị cũng tăng theo”, ông Utama nói.

Chính vì lẽ đó, GE Healhcare đã phát minh ra những công nghệ tiên tiến như Vscan, Lullaby Warmer và Lullaby LED Phototherapy dành riêng cho các thị trường mới nổi và các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa. Các công nghệ này giúp tối ưu hóa quá trình chữa trị cho bệnh nhân và giảm thời gian chẩn đoán. Chúng cũng dễ dàng được trang bị cho các cơ sở y tế tại các vùng nông thôn xa xôi.

Theo các chuyên gia trong ngành, công nghệ mới đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức hiện tại và tiềm ẩn đối với ngành y tế. Điều quan trọng là, chính phủ của các quốc gia trên khắp thế giới cũng đã nhận ra rằng, giá trị về đầu tư công nghệ sẽ giúp cứu mạng sống của nhiều người, tăng cường hiệu quả chữa bệnh, cũng như thúc đẩy sự thịnh vượng của nền kinh tế. Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ, Việt Nam sẽ không chỉ sở hữu một lực lượng lao động khỏe mạnh, mà còn duy trì được một nền kinh tế phát triển bền vững.

Ông Utama giải thích, GE luôn đầu tư vào công nghệ theo cách đảm bảo rằng, sự sáng tạo sẽ kết hợp cả hai yếu tố kinh tế và y học. Điều này cũng giống như trong lĩnh vực hàng không và năng lượng, khi công nghệ phải đồng thời đảm bảo được chất lượng và chi phí thấp.

Một ví dụ về sự kết hợp giữa yếu tố y học và kinh tế của GE Healthcare là nỗ lực phát triển công nghệ siêu âm. Ý tưởng của công nghệ này là giảm thiểu tối đa hệ thống siêu âm sử dụng phần mềm và công nghệ điện tử tiêu dùng để sản xuất ra công nghệ mới mang tính kinh tế hơn như Vscan. Vscan có các ứng dụng y học đặc biệt trong khi vẫn cho phép những nhân viên y tế tại khu vực nông thôn dễ dàng sử dụng.

Tại Việt Nam, tính đến nay, GE Healthcare đã cung cấp các giải pháp và thiết bị y tế tiên tiến cho nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam, bao gồm Viện 108, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện Việt - Đức, Bệnh viện FV và Bệnh viện Vinmec, cũng như rất nhiều các bệnh viện tuyến tỉnh.

Việt Nam là thị trường quan trọng của GE

Việt Nam là thị trường quan trọng của GE

Bà Nguyễn My Lan, Tổng giám đốc điều hành của GE Việt Nam cho biết, sau 20 năm kinh doanh tại Việt Nam, Tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ xác định, Việt Nam là một thị trường quan trọng trong khu vực châu Á và tiếp tục cam kết mở rộng hoạt động tại thị trường này trong thời gian tới.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư