Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Công ty mẹ của Shopee niêm yết trên sàn chứng khoán New York, thu về 884 triệu USD
Hữu Tuấn - 24/10/2017 15:33
 
Ngày 24/10, Shopee Việt Nam đã phát đi thông cáo về việc Sea, công ty mẹ của nền tảng thương mại điện tử Shopee, đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch New York Stock Exchange (NYSE).
SEA
Sea được hậu thuẫn bởi Tập đoàn Tencent (Trung Quốc).

Trong bản thông cáo, Shopee đánh giá việc Sea niêm yết tại NYSE "là cột mốc quan trọng của Sea và các công ty thành viên, bao gồm Shopee".

Trước đó, Hãng tin Bloomberg cho biết, Sea - startup giá trị nhất Đông Nam Á của Singapore hoạt động trong các lĩnh vực game trực tuyến, thương mại điện tử và thanh toán điện tử, đã huy động thành công 884 triệu USD thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn NYSE (Mỹ).

Trong đợt IPO này, Sea phát hành 59 triệu cổ phiếu lưu ký tại Mỹ với mức giá 15 USD/cổ phiếu, cao hơn so với mức dự tính ban đầu.

Tổng số tiền huy động thậm chí đã có thể vượt qua mức 1 tỷ USD nếu lựa chọn bán thêm cổ phiếu được thông qua.

"Mặc dù đang phải hứng chịu thua lỗ khi mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại điện tử và thanh toán, cổ phiếu của Sea vẫn được thị trường đón chào một cách hào hứng bởi các nhà đầu tư không muốn để hụt mất cơ hội đầu tư vào gã khổng lồ công nghệ tiếp theo của châu Á", Bloomberg nhận định.

Các nhà đầu tư vẫn đổ xô mua cổ phiếu Sea bất chấp thông tin startup này đang thua lỗ khi tìm cách mở rộng sang nhiều lĩnh vực, cả thương mại điện tử và thanh toán. Trong quý 1/2017, Sea báo cáo lỗ 165,2 triệu USD trên tổng doanh thu 195,5 triệu USD.

Sea được được thành lập bởi doanh nhân Forrest Li vào năm 2009, Sea ban đầu là một công ty game trực tuyến mang tên Garena. Forrest sau đó đã đổi tên công ty thành Sea, phản ánh tham vọng và sự chuyển đổi đa dạng mảng kinh doanh của công ty. Sea cũng đã cho ra mắt dịch vụ thanh toán kỹ thuật số có tên AirPay vào năm 2014 và mảng kinh doanh thương mại điện tử Shopee vào năm 2015.

Năm 2016, SEA được định giá 3,75 tỷ USD, Sea trở thành startup giá trị nhất Đông Nam Á, và đợt IPO đã nâng con số này lên 4 tỷ USD. 

Sea nhận được đầu tư và hỗ trợ lớn từ gã khổng lồ Tencent Holdings của Trung Quốc - hiện nắm giữ khoảng 40% cổ phần của Sea. Ngoài Tencent, Sea còn nhận được đầu tư từ các quỹ Pension Plan của Malaysia và nhiều tỷ phú châu Á. 

Các nhà đầu tư vẫn đổ xô mua cổ phiếu Sea bất chấp thông tin startup này đang thua lỗ khi tìm cách mở rộng sang nhiều lĩnh vực, cả thương mại điện tử và thanh toán.

Hoạt động kinh doanh của Sea bao gồm 3 mảng chính là Garena Digital Entertainment (được biết đến với game Liên Minh Huyền Thoại); Shopee (sàn giao dịch thương mại điện tử); Airpay (ứng dụng Ví điện tử di động cho phép người dùng mua thẻ game, thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn)…Mảng kinh doanh game của Sea hiện chiếm hơn 90% tổng doanh thu toàn công ty. Giống như Tencent, công ty cung cấp những tựa game miễn phí sau đó kiếm tiền thông qua việc bán những đồ vật trong game (như vũ khí) cho người chơi. Với mảng kinh doanh thương mại điện tử, Sea kiếm tiền chủ yếu từ hoa hồng và quảng cáo.

Ở Việt Nam, cả 3 lĩnh vực hoạt động đã được công ty triển khai. Mới gần đây, Sea thu hút sự chú ý của giới kinh doanh kể từ sau động thái thâu tóm đến 82% cổ phần của Foody - một startup nổi danh thành công trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đặt nhà hàng và giao thức ăn ở Việt Nam. Giá trị thương vụ này lên đến 64 triệu USD.

Việc thâu tóm Foody giúp Sea mở rộng nền tảng thanh toán Airpay được đưa vào thị trường Việt Nam từ năm 2014.

Đánh giá về sự kiện này, ông Chris Feng, CEO của Shopee, chia sẻ: "Đây là sự kiện quan trọng của tập đoàn Sea và các công ty thành viên bao gồm Shopee, Garena và AirPay. Shopee đặt nhiều kỳ vọng cho sự phát triển đột phá của công ty trong hành trình mới này, tin rằng đây là sự khởi đầu cho nhiều cơ hội lớn hơn nữa cho tất cả nhân viên, đối tác, và khách hàng của chúng tôi".

Chris Feng cho biết, Shopee đang hoạt động trên một thị trường sôi động, là nơi tập trung đại bộ phận công dân thế hệ thiên niên kỷ của thế giới, là nơi có tốc độ phát triển GDP gấp 2 lần thị trường Mỹ. Tuy tăng trưởng của internet và smartphone vẫn còn thấp so với hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc, nhưng chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tiềm năng sẵn có và tốc độ phát triển như vũ bão tại 7 thị trường mà Shopee đang hoạt động, bao gồm: Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Singapore.

Kể từ khi thành lập vào năm 2015, Shopee đã tận lực đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của các các doanh nghiệp địa phương và có giải pháp riêng cho nhu cầu nội địa. Đơn cử, tại thị trường Việt Nam; để giải bài toán tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, Shopee đã đưa ra chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng chính hãng nhưng vẫn phải có nhiều lựa chọn, nhiều tiện lợi, dịch vụ giao hàng tận nơi; không gian mua sắm đẳng cấp dành cho người tiêu dùng số - Shopee Mall đã ra đời.

Về phía nhà bán hàng, Shopee Univesity - những buổi trao đổi về bán hàng cũng được đưa vào nhằm nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt chung của thị trường mua sắm trực tuyến. 

"Nhờ sự kết hợp của 3 yếu tố: vận hành trên lợi thế sân nhà, mô hình phù hợp nhu cầu thị trường, thấu hiểu và chú trọng đến yếu tố địa phương; chúng tôi đã bước đầu gặt hái được thành công, minh chứng là sự ủng hộ của giới kinh doanh. Hiện đã có 1,6 triệu nhà bán hàng, 1.700 thương hiệu và nhà bán lẻ tên tuổi trong khu vực giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử Shopee", CEO của Shopee cho biết.

Sea là công ty khởi nghiệp với doanh số đạt trên 1 tỷ USD/năm của Singapore, trước đây là Garena. Hiện nay, Sea có 3 nhãn hiệu, Garena, Shopee và AirPay, với sự hiện diện tại 7 quốc gia khắp Đông Nam Á là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Singapore.

Công ty đã tự đổi thương hiệu từ Garena thành SEA vào ngày kỷ niệm thành lập (8/5/2017), sau khi huy động thành công số vốn 550 triệu USD từ Hillhouse, Cathay Financial, Farallon, GDP Ventures, JG Summit Holdings và những nhà đầu tư khác.

Tại thị trường Việt Nam, Sea đầu tư vào Shopee từ năm 2015 với mục tiêu cạnh tranh trên đấu trường thương mại điện tử Đông Nam Á như Lazada (Công ty được sở hữu bởi gã khổng lồ Alibaba).

Shopee đã thúc đẩy sự phát triển của các các doanh nghiệp địa phương và có giải pháp riêng cho nhu cầu nội địa. Đơn cử, để giải bài toán tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, Shopee đã đưa ra chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.

Được biết, hiện đã có 1,6 triệu nhà bán hàng, 1.700 thương hiệu và nhà bán lẻ tên tuổi trong khu vực giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử Shopee.

Shopee Việt Nam bắt tay FPT Trading "tấn công" nhu cầu mua sắm của nam giới
Ngày 10 /7/2017, tại TP.HCM, Shopee Việt Nam đã bắt tay chiến lược với với FPT Trading (Công ty TNHH Thương mại FPT) để mở rộng ngành hàng điện tử...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư