Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngoài tác động, vẫn có cơ hội cho Việt Nam
Kỳ Thành - 24/10/2018 17:38
 
PGS-TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội TP.HCM đánh giá, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ tác động đến Việt Nam mà là toàn cầu. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn có những cơ hội thuận lợi, dù không quá nhiều.
PGS-TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội TP.HCM
PGS-TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội TP.HCM

Trao đổi bên hành lang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV với một số cơ quan báo chí về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những ảnh hưởng của cuộc chiến này đối với Việt Nam, PGS-TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội TP.HCM đánh giá rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không phải là mới xảy ra mà đã bắt đầu từ cuối 2017.

Từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức, ông đã luôn khẳng định chiến lược America First. Trong khi Mỹ thực hiện mục tiêu đó, Mỹ đã tiến hành điều tra vấn đề xâm phạm sở hữu trí tuệ, từ đó Mỹ đã áp dụng một số thuế lên hàng hóa của Trumng Quốc cũng như các công ty của Tung Quốc.

“Chúng ta gọi là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vì liên quan đến rất nhiều dòng thuế và kéo dài, tác động qua lại lẫn nhau”, ông Ngân nói.

Theo vị chuyên gia này, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là cuộc chiến giữa 2 quốc gia hàng đầu, có GDP và thương mại lớn nhất thế giới, với GDP của Mỹ khoảng trên 19.000 tỷ USD và Trung Quốc là trên 12.000 tỷ USD.

“Do đó, cuộc chiến này không chỉ tác động đến Việt Nam mà tác động đến toàn cầu”, ông Ngân nhận định và dẫn chứng về việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018 xuống còn 3,7% từ mức 3,9% trước đó.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bên cạnh những tác động thì cũng có những cơ hội dành cho Việt Nam trong cuộc chiến này.

“Thách thức đầu tiên chúng ta gặp phải, đó là tác động của tiển tệ thế giới. Cụ thể là tỷ giá của các đồng tiền đều sụt giảm lớn so với USD, cộng hưởng với việc mà FED (Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - PV) điều chỉnh lãi suất nên lãi suất tăng giá trên thị trường”, ông Ngân nói.

Theo ông Ngân, Trung Quốc là quốc gia chịu tác động trực tiếp từ động thái này. Trung Quốc cũng đã điều hành chính sách tiền tệ thích ứng, do đó Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc cũng bị mất giá. Khi đồng CNY mất giá mạnh đã kéo theo tác động đến thương mại Việt Nam - Trung Quốc, tỷ giá của đồng Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nhờ dự trữ ngoại hối đủ mạnh, kinh tế vĩ mô ổn định, nhờ niềm tin vào đồng Việt Nam của chúng ta đã được xây dựng và giữ bền vững trong nhiều năm, cho nên tỷ giá ở Việt Nam chỉ giao động ở thời điểm tức thời và sau đó ổn định theo điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.

PGS-TS. Trần Hoàng Ngân đánh giá, cơ hội đặt ra cho Việt Nam trong cuộc chiến thương mại này là cơ hội cạnh tranh với hàng Trung Quốc tại thị trường Mỹ, vì hàng hóa của Trung Quốc bị áp thuế, có loại lên tới 25%.

Tuy nhiên, theo ông Ngân, hàng hóa Việt Nam tại thị trường Mỹ có điều kiện cạnh tranh thuận lợi hơn, nhưng không có nghĩa là thuận lợi quá nhiều. “Nó chỉ thuận lợi cho những hàng hóa mà người dân Mỹ đang có nhu cầu sử dụng kể cả hàng Trung Quốc và Việt Nam”, ông Ngân nhận định.

Ngoài ra, ông Ngân cũng dự báo, trong bối cảnh Trung Quốc bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại, vốn đầu tư nước ngoài có khả năng rút khỏi Trung Quốc và Việt Nam trở thành một trong những điểm đến nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, thể chế chính trị ổn định, nhiều tiềm năng phát triển.

Chiến tranh thương mại và nỗi lo của Việt Nam
Không còn là nguy cơ, động thái trong những ngày gần đây của cả Mỹ và Trung Quốc dường như đã bắt đầu châm ngòi cho một “cuộc chiến tranh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư