Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Đại án PVC: Luật sư tiếp tục đối đáp với VKS về hành vi của Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Bùi Trang - Đỗ Mến - 16/01/2018 13:11
 
Sáng 16/1, các luật sư tiếp tục đối đáp với Viện Kiểm sát về hành vi của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Xây lắp dầu khí PVC.

Luật sư Trần Hồng Phúc cho rằng, tiền tạm ứng vừa về tài khoản đã bị các ngân hàng cấn trừ nợ, do đó cáo buộc các bị cáo sử dụng số tiền này trái quy định là không đúng.

Về khoản thiệt hại, luật sư Trần Hồng Phúc cho rằng khi luận tội đại diện VKSND đề cập điều 72 Luật Doanh nghiệp 2005 nêu các lãnh đạo doanh nghiệp phải có quyền và nghĩa vụ cẩn trọng đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của doanh nghiệp. Trong trường hợp PVC, nguồn tiền dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, các bị cáo khai nhận sử dụng là nguồn tiền nhàn rỗi. Số tiền PVN ủy thác cho vay chỉ có 5%/năm. Việc chênh lệch 13% lãi suất là vì lợi ích tối đa của doanh nghiệp.  

.
Về tội danh và hình phạt của bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên HĐQT PVC), đại diện VKSND bảo lưu quan điểm luận tội và xác định thiệt hại vụ án là 119 tỷ đồng.

Cũng theo luật sư Phúc, đại diện VKSND dẫn số liệu năm 2011, PVN có phát sinh tiền gửi có kỳ hạn, và khoản ủy thác quản lý vốn tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư tài chính Việt nam với lãi suất lên tới 18%/năm (cao hơn mức lãi suất tham chiếu tính thiệt hại tại kết luận giám định khoảng 14%/năm) là xem xét có lợi cho bị cáo nhưng liệu tiền tạm ứng dự án có thể đem ủy thác đầu tư không?

Vẫn liên quan thiệt hại, luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng, trong lịch sử tố tụng Việt Nam, xác định thiệt hại tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước chưa có việc tính lãi. Doanh nghiệp thì phải có rủi ro, rủi ro là thuộc tính của kinh doanh.

Mặt khác, quan điểm Viện KSND cho rằng trong vụ án phạm tội là có tổ chức, luật sư Thiệp cho rằng điều này rất phi lý. Bởi lẽ đây là cơ cấu tổ chức bộ máy, có pháp nhân và đặc điểm pháp nhân là có tổ chức. “Ở đây có sự phân công, trách nhiệm chứ họ không tự tập hợp”, luật sư Thiệp nhấn mạnh.

Bổ sung phần bào chữa cho bị cáo Thanh, luật Nguyễn Quốc Hùng cũng dẫn các chứng cứ đề nghị HĐXX  xem xét bị cáo Thanh không phạm tội Tham ô tài sản.

Trước đó, đại diện Viện KSND đã có phần đối đáp ý kiến bào chữa của các luật sư và bị cáo. Cơ quan tố tụng cơ bản giữ nguyên nội dung cáo buộc hành vi và tội danh, nhưng có quan điểm thay đổi và đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với một số bị cáo gồm bị cáo Bùi Mạnh Hiển, Lê Đình Mậu, Lương Văn Hòa, Phạm Tiến Đạt. Theo Viện KSND, quá trình điều tra và tại tòa, các bị cáo có thái độ tích cực hợp tác với cơ quan pháp luật.

Về tội danh và hình phạt của bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên HĐQT PVC), đại diện VKSND bảo lưu quan điểm luận tội và xác định thiệt hại vụ án là 119 tỷ đồng.

Theo cáo buộc bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo cấp dưới ký Hợp đồng EPC không đúng pháp luật để PVC được nhận và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước. Đối với hành vi tham ô, bị cáo là người giữ vai trò chính trong việc đề ra chủ trương, chỉ đạo cấp dưới dẫn đến việc lập khống hồ sơ, rút tiền từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó bị cáo trực tiếp chiếm đoạt 4 tỷ đồng.

Đại án PVC: Điều tra viên cho rằng bị can Trịnh Xuân Thanh không thành khẩn
Trả lời luật sư, một điều tra viên có mặt tại phiên tòa cho biết trong quá trình hỏi cung, bị can Trịnh Xuân Thanh không thành khẩn.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư