Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Đàn chim yến hàng nghìn con chết vì cúm H5N1
- 11/04/2013 10:00
 
Hơn 4.000 con chim yến trong đàn nuôi tại một cơ sở trên đường Thống Nhất, TP Phan Rang - Tháp Chàm, đã chết đột ngột. Kết quả 2 lần xét nghiệm mẫu cho thấy chim dương tính với virus cúm gia cầm H5N1.
TIN LIÊN QUAN

Số chim yến này lần lượt chết kể từ cuối tháng 3 đến nay. Chúng được nuôi tại cơ sở thuộc Công ty cổ phần Yến Việt, theo đàn khoảng hơn 100.000 con.

Chiều 9/4, UBND TP Phan Rang - Tháp Chàm đã có cuộc họp với 54 hộ nuôi chim yến trên địa bàn để triển khai biện pháp phòng chống bệnh lây lan cho đàn yến. Chủ nhiều cơ sở nuôi yến bác bỏ nguyên nhân chim chết do bệnh, mà cho rằng nắng nóng khiến chúng kiệt sức.

Đại diện Chi cục Thú y tỉnh khẳng định đã 2 lần lấy mẫu bệnh phẩm yến đưa đi xét nghiệm, cho kết quả dương tính với virus cúm gia cầm H5N1. Sau đó ngành chức năng tiếp tục lấy mẫu tại cơ sở này và một số nhà yến khác để xét nghiệm nhưng cho kết quả âm tính.

nha-nuoi-yen1-jpg-1365641184-1365641218_

Cơ sở nuôi yến Thanh Bình có nhiều chim bị chết. Ảnh: Sơn Ninh.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết quan điểm của tỉnh là không che giấu thông tin dịch bệnh, xác nhận thông tin chim yến bị nhiễm cúm A/H5N1 và sẵn sàng công bố tình trạng dịch bệnh theo đúng quy trình.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Thú y vùng VI cho biết trung tâm đang phối hợp với chính quyền địa phương lấy mẫu chim yến mỗi ngày để xét nghiệm. “Tối 10/4, chúng tôi đã nhận thêm nhóm mẫu để xét nghiệm nhưng chưa có kết quả. Chúng tôi đã 3 lần xét nghiệm, kết quả đều dương tính với cúm gia cầm H5N1”, ông Bình cho biết. Cũng theo ông Bình, các mẫu được đưa đi xét nghiệm gồm chim sống, phân và tổ yến. Kế hoạch giám sát đang được thực hiện chặt chẽ để chống lây lan trong các đàn chim của 54 hộ nuôi yến tại Ninh Thuận. “Hiện chúng tôi tiêp tục giám sát để có đánh giá chính thức dự kiến vào ngày 15/4”, ông Bình nói. Các cơ sở nuôi chim yến tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm xây dựng nhà nuôi yến bằng tầng không gian trên cùng hoặc làm nhà nuôi ngay trong khu dân cư đông đúc. Diện tích nuôi khoảng 50-300 m2 mỗi hộ. Hầu hết các nhà chim trên cao, yến bay tự do trên bầu trời, do vậy rất khó kiểm soát nếu xảy ra dịch bệnh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm, cúm gia cầm có thể gây bệnh cho người tiếp xúc. Đến nay, cúm A/H5N1 được đánh giá là loại cúm nguy hiểm, theo các thống kê có đến 50% bệnh nhân tử vong.

Sơn Ninh - Thiên Chương

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư