Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Đánh thức tiềm năng du lịch Tuyên Quang
Vũ Anh - 27/02/2017 19:10
 
Tuyên Quang có nhiều tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa - khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng.
Danh thắng Cọc Vài (Na Hang, Tuyên Quang)
Danh thắng Cọc Vài (Na Hang, Tuyên Quang)

Lượng khách du lịch đến Tuyên Quang từ mức hơn 500.000 lượt vào năm 2010, đến năm 2016 đã đạt hơn 1,4 triệu lượt. Riêng những tháng đầu tiên của năm 2017, đã có hơn 400.000 lượt khách đến với Tuyên Quang.

Tuyên Quang sở hữu nhiều điều kiện để phát triển tốt các loại hình du lịch, trong đó nổi bật là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào; Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình; Khu du lịch sinh thái Na Hang với diện tích rừng nguyên sinh rất lớn, với trên 8.000 ha lòng hồ cùng với nhiều hang động, danh lam, thắng cảnh là điều kiện phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm; Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm với nguồn nước khoáng nóng 680C độc đáo tốt nhất miền Bắc cùng với hệ sinh thái hài hòa là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng; Tuyên Quang là một vùng văn hóa đa hương sắc với nhiều dân tộc anh em, mỗi một dân tộc lại có những nét văn hóa riêng của mình. Cái riêng kết hợp cùng với cái chung tạo thành nét độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng.

Giống như một bảo tàng văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, tính ngưỡng, đã và đang là điểm đến ưa thích của khách du lịch tâm linh trong và ngoài nước. Điểm nổi bật là thành phố Tuyên Quang, nơi có 13 ngôi đền thờ mẫu “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và càng ý nghĩa hơn khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đặc biệt, lễ hội Thành Tuyên - điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch, quảng bá con người, quê hương Xứ Tuyên đến bạn bè, du khách gần xa và đã được sách kỷ lục Guinness Việt Nam xác nhận kỷ lục lễ hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam. Lễ hội Lồng tông, nghi lễ hát Then của người Tày; Lễ hội cấp sắc, hát Páo Dung của người Dao; hát Soọng Cô của người Sán Dìu; hát Sình Ca của người Cao Lan, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, riêng nghi lễ hát Then của người Tày, đang hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.              

Tuy nhiên, hiện Tuyên Quang mới chỉ phát triển mạnh các sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa - khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng trong tỉnh. Được biết, sắp tới Tập đoàn Xây dựng Xuân Trường (Ninh Bình), một trong số doanh nghiệp có bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động du lịch ở Việt Nam đã khảo sát và có kế hoạch đầu tư phát triển một số loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh, mở ra một triển vọng mới, đánh thức tiềm năng, lợi thế về du lịch ở Tuyên Quang. Đặc biệt, nhà đầu tư này cam kết cùng với tỉnh sẽ xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Khu du lịch sinh thái huyện Na Hang, Lâm Bình là Di sản thiên nhiên thế giới để quảng bá và thu hút du khách. Ngoài ra, Tuyên Quang và Hà Giang cùng bắt tay nhau hợp tác năm lĩnh vực, trong đó về lĩnh vực du lịch, 2 bên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, khảo sát xây dựng kết nối tua, tuyến du lịch gắn với phát triển các sản phẩm du lịch mới nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch.   

Theo ông Trần Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tối thiểu 30% các thủ tục hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Thực hiện tốt cơ chế “Một cửa liên thông” nhằm tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính cho nhà đầu tư.

[Infographic] Năm Du lịch quốc gia 2017: Sắc màu Tây Bắc
Ngày 11/2/2017, tại TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai) sẽ diễn ra Lễ khai mạc và công bố Năm Du lịch Quốc gia Lào Cai - Tây Bắc năm 2017, với chủ đề “Sắc màu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư