Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
"Đất vàng" của Viện Dệt May sau cổ phần hóa không được phép cho thuê, kinh doanh thương mại
Thế Hoàng - 07/03/2018 11:12
 
Các khu đất “vàng” mà Viện Dệt May sở hữu tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh sẽ bị giới hạn công năng sử dụng sau khi cổ phần hóa, và không thể sử dụng để cho thuê, kinh doanh thương mại.

Lộ diện cổ đông chiến lược mua 45,26% cổ phần của Viện Dệt May

Ngày 12/3 tới đây, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra phiên đấu giá cổ phần của Viện Dệt may Việt Nam. Theo đó, Viện Dệt May sẽ bán đấu giá 2,263 triệu cổ phần với giá khởi điểm 12.583 đồng/cổ phiếu.

Viện Dệt may Việt Nam có địa chỉ ở 478 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng,  là trung tâm chuyên nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm công nghệ, phần mềm trong ngành công nghiệp dệt may.

Viện có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, thuộc sở hữu 100% của nhà nước, thuộc quản lý của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Theo phương án cổ phần hoá, Viện Dệt may sẽ IPO và chào bán 45,26% cổ phần, bán cho nhà đầu tư chiến lược cũng với tỷ lệ 45,26%. Số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động chiếm 9,48%. Như vậy, sau cổ phần hoá, nhà nước sẽ không nắm cổ phần nào tại Viện Dệt May.

Thông tin từ Tổng giám đốc Vinatex, ông Lê Tiến Trường, Vinatex đã có phương án bỏ vốn để mua hơn 45% cổ phần, giữ vai trò cổ đông chiến lược của Viện Dệt May để Viện này không còn vốn Nhà nước, tuy nhiên, trong thương vụ này, một cam kết mà Vinatex phải thực hiện là phải giữ Viện Dệt May với nhiệm vụ chính là nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm dệt may.

Những ngày qua, khi thông tin về cổ phần hóa Viện Dệt May, trong nỗ lực tìm kiếm cổ đông chiến lược của đơn vị sự nghiệp này, ngoại trừ Vinatex, chưa lộ diện thêm doanh nghiệp nào thực sự muốn trở thành cổ đông chiến lược của Viện.

Sự không mặn mà của các nhà đầu tư trong việc trở thành cổ đông chiến lược của Viện Dệt May thực ra không quá khó hiểu. Kết quả  sản xuất kinh doanh trong những năm qua của Viện Dệt May thưa thực sự sáng.

Cụ thể, doanh thu của Viện Dệt may có xu hướng giảm, năm 2016 đạt 80,86 tỷ đồng, đến năm 2017 giảm xuống chỉ còn gần 60 tỷ đồng.

Do chi phí cho các hoạt động tự chủ, đề tài, dự án thí nghiệm khá lớn khiến lợi nhuận chỉ đạt 1,1 tỷ đồng năm 2016 và 608 triệu đồng năm 2017.

Ban lãnh đạo Viện Dệt May giải thích, nguyên nhân của sự sụt giảm là do Bộ Công Thương bãi bỏ Thông tư 37 quy định về mức giới hạn kiểm tra hàm lượng Formaldehyt và Amin thơm trong sản phẩm dệt may.

Được biết, trong giai đoạn 2014 - 2017, doanh thu từ các dịch vụ thuộc Thông tư 37 chiếm 40% doanh thu của Viện Dệt may.

Ông Trường lý giải, nếu là nhà đầu tư thông thường, không cùng lĩnh vực, sẽ không nhìn thấy cơ hội khi bỏ vốn, bới ngoài các miếng đất được cho là “đất vàng”, nhưng thực tế công năng sử dụng đất của Viện sau cổ phần hóa đã bị giới hạn rất nhiều, cùng với đó, cổ đông chiến lược phải cam kết pháp luật bằng hợp đồng là duy trì Viện thực hiện sứ mệnh nghiên cứu khoa học, thử nghiệm phát triển.

Khó khăn còn đeo bám Viện ít nhất trong vài năm đầu khi cổ phần hóa. Dự liệu được điều này, Viện Dệt May  lên kế hoạch doanh thu đạt 49 tỷ đồng năm 2018, 55 tỷ năm 2019 và 61 tỷ đồng năm 2020. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 dự tính của Viện Dệt may chỉ 47 triệu đồng năm 2018, tăng lên 187 triệu 2019 và 891 triệu đồng năm 2022.

Không được dùng đất cho thuê và kinh doanh thương mại

Tại Hà Nội, Viện Dệt May đang sở hữu Khu đất số 478 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng có diện tích 2.850,83m2, đang được sử dụng làm trụ sở văn phòng làm việc và trung tâm thí nghiệm và Khu đất ngõ 454/24 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng có diện tích 5.311m2, đang sử dụng làm văn phòng, trung tâm nghiên cứu, đào tạo và xưởng thực nghiệm.

Tại TP.HCM, Khu đất số 354/128A Trần Hưng Đạo, quận 1 của Viện có diện tích 2.219,6m2, đang sử dụng làm cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, xưởng thực nghiệm và giới thiệu sản phẩm

Sau cổ phần hóa, các khu đất Viện Dệt may quản lý đều được quy hoạch với mục đích sử dụng cho nghiên cứu khoa học, thí nghiệm.

Theo đó, Viện vẫn giữ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và phát triển các mặt hàng dệt may; cung cấp các dịch vụ kỹ thuật (thử nghiệm, giám định, chứng nhận, kiểm định) trong dệt may và tiêu dùng... .

TS Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt May khẳng định, sau cổ phần hóa, phần đất do Viện sở hữu phải sử dụng vào mục đích sử dụng cho nghiên cứu khoa học, không phải mục đích cho thuê kinh doanh.
TS Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt May khẳng định, sau cổ phần hóa, phần đất do Viện sở hữu phải sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học, không phải mục đích cho thuê kinh doanh.

TS Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt may Việt Nam cho rằng, UBND TP Hà Nội và TP.HCM giao cho Viện Dệt may Việt Nam một số lô đất để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và làm các phòng thí nghiệm. Bởi vậy, hoàn toàn không có chuyện Viện được phép sử dụng đất ngoài các mục đích kể trên.

Ông Thông cũng cho biết thêm, các khu đất giao cho Viện Dệt May quản lý đều được quy hoạch với mục đích sử dụng cho nghiên cứu khoa học, không phải mục đích cho thuê kinh doanh nên chúng không được tính vào giá trị của Viện khi cổ phần hóa.

“Điều chúng tôi quan tâm là duy trì hoạt động của Viện theo đúng mục đích, tôn chỉ, là đơn vị nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và phát triển các mặt hàng dệt may; cung cấp các dịch vụ kỹ thuật như thử nghiệm, giám định, chứng nhận, kiểm định trong dệt may và tiêu dùng...”, ông Thông nhấn mạnh.

Trước đó,  tại cuộc họp về rà soát cổ phần hóa, doanh nghiệp Nhà nước, đại diện UBND TP Hà Nội thừa nhận, khi phê duyệt phương án cổ phần hóa trước đây đã không rà soát kỹ nên có tình trạng doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh, sử dụng đất đai không đúng mục đích.

Sau IPO doanh nghiệp có quyền chọn sàn niêm yết?
Sự kiện CTCP Đạm Cà Mau trong chưa đầy 90 ngày kể từ khi hoàn tất bán cổ phần ra công chúng, đã đưa cổ phiếu lên niêm yết thành công tại Sở GDCK...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư