Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Dệt may Việt Nam đứng đầu về tuân thủ quy định về lương tối thiểu tại khu vực châu Á
Thế Hải - 20/09/2016 13:24
 
Đó là nhận định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thông qua cuộc khảo sát về về lương tối thiểu trong ngành dệt may tại 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á, bao gồm: Philippines, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Pakistan, Indonesia và Việt Nam.

Dệt may Việt Nam tuân thủ về lương tối thiểu cao trong khu vực

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) vừa công bố khảo sát về lương tối thiểu trong ngành dệt may. Theo công bố này, Việt Nam có tỷ lệ không tuân thủ quy định về lương tối thiểu trong ngành dệt may và da giày thấp nhất trong số 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á, gồm: Philippines, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Pakistan, Indonesia.

Cụ thể, với 6,6%, tỷ lệ các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam không tuân thủ quy định về lương tối thiểu, thấp nhất trong số 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á.

Điều đó có nghĩa là cứ mỗi 100 lao động làm công ăn lương trong ngành này, thì 6,6 người nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu, vốn được định ra nhằm mục đích bảo vệ người làm công ăn lương không bị trả lương quá thấp.

Dệt may Việt Nam được đánh giá có mức độ tuân thủ về lương tối thiểu cao so với các quốc gia dệt may trong khu vực.
Dệt may Việt Nam được đánh giá có mức độ tuân thủ về lương tối thiểu cao so với các quốc gia dệt may trong khu vực.

Ngược lại, Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Indonesia đều có một tỷ lệ lớn người lao động trong ngành dệt may bị trả lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu. Tỷ lệ vi phạm nghiêm trọng ở Philippines và Ấn Độ lần lượt là 38,8% và 34,9%.

Khoảng một phần tư người lao động dệt may Indonesia cũng nhận lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu.

Đánh giá chung của ILO, ngành dệt may châu Á có mức độ tuân thủ tiền lương tối thiểu thấp.

Ở các quốc gia này, lao động nữ dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với lao động nam. Lao động có trình độ văn hóa thấp hơn cũng dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu. Ở một số quốc gia, vấn đề tuân thủ quy định về lương tối thiểu bị vi phạm nghiêm trọng, với tỷ lệ lớn lao động trong ngành dệt may bị trả thấp hơn 80% mức lương tối thiểu quy định.

Kết quả khảo sát của ILO cũng chỉ ra rằng, người lao động có trình độ văn hóa thấp hơn cũng dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu. “Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng đối với ngành dệt may, một ngành hiếm khi có thương lượng tập thể về lương,” ông Matt Cowgill, cố vấn trưởng của ILO về tiêu chuẩn lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tác giả chính  của Báo cáo cho biết.

Cần tiếp tục theo dõi lương tối thiểu

Mặc dù Việt Nam dẫn đầu so với các nước láng giềng, việc không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu, dù ở cấp độ nào, cũng là một vấn đề đáng quan ngại và cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ.

Việt Nam hiện có 4 mức lương tối thiểu vùng, hiện ở mức từ 2,4 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng. Hàng năm, Hội đồng Tiền lương Quốc gia với cơ cấu bao gồm đại diện của Chính phủ, các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có nhiệm vụ đề xuất mức lương cho năm tới. Tiền lương tối thiểu vùng của Việt Nam tăng trong khoảng 12-15% mỗi năm trong các năm 2014-2016 và sẽ tiếp tục tăng 7,3% trong năm 2017.

TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam đánh giá cao tỷ lệ tuân thủ tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may, da giày,  ngành đang ngày một phát triển tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng khuyến cáo rằng cần thận trọng khi đánh giá số liệu.

“Số liệu về Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu này là từ năm 2013, trong khi đó, lương tối thiểu đã tăng đáng kể trong ba năm qua. Vì vậy,  cần đợi những số liệu mới để xem liệu mức độ tuân thủ cao có tiếp tục được giữ vững ngay cả với mức tăng đáng kể của lương tối thiểu,” ông Chang-Hee Lee cho biết thêm.

Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc các đối tác ba bên cần tiếp tục đẩy mạnh năng lực để thực hiện nhiệm vụ xác lập tiền lương tối thiểu dựa trên bằng chứng, phân tích và nhằm theo dõi việc tuân thủ cũng như hiệu quả của tiền lương tối thiểu trong những năm tiếp theo để cân bằng nhu cầu về xã hội và kinh tế.

Tiền lương tối thiểu vùng của Việt Nam tăng trong khoảng 12-15% mỗi năm trong các năm 2014-2016 và sẽ tiếp tục tăng 7,3% trong năm 2017.

Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng trong ngành dệt may  và da giày, nơi mà vấn đề tiền lương hiếm khi được đưa ra thương thảo tập thể. Tiền lương tối thiểu chỉ có thể đạt được mục đích cơ bản của nó là đảm bảo an sinh xã hội cho ngươi lao động làm công ăn lương, không để họ bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.

Đại diện ILO khuyến cáo rằng, phát hiện của tài liệu nghiên cứu này cho thấy, một tỷ lệ lớn người lao động trong ngành dệt may châu Á nhận lương thấp hơn mức tối thiểu. Đây là vấn đề những người làm chính sách và các đối tác xã hội cần cân nhắc, cả về khâu thiết kế và thực hiện hệ thống xác định tiền lương tối thiểu cũng như các biện pháp đảm bảo tuân thủ có trọng điểm phù hợp.

Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia: "Tăng lương khoảng hơn 10% là hợp lý"
Kết thúc ngày làm việc của Hội đồng Tiền lương quốc gia ngày 5/8, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư