Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Dịch bệnh tội phạm công nghệ cao
Hữu Tuấn - 08/07/2014 14:51
 
Những vụ việc nổi cộm do tội phạm công nghệ cao gây ra thời gian qua, như vụ đường dây cá độ bóng đá mạng Internet với số tiền hơn 1.400 tỷ đồng, vụ hơn 14.000 thuê bao bị Công ty Việt Hồng gắn phần mềm gián điệp, vụ hàng trăm trang web bị tấn công… cho thấy mức độ lây lan của loại dịch bệnh này và đang đặt ra câu hỏi lớn cho công tác quản lý Internet.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Rao bán thông tin thẻ tín dụng, lừa hàng tỷ đồng
Lộ mặt kẻ mạo danh sổ liên lạc điện tử gửi tin moi tiền
Thẻ tín dụng: "võ" tránh mất tiền oan
Tổ chức tài chính là "món" ưa thích của tội phạm mạng
Đắp đê ngăn sóng tiền bẩn

Với 31 triệu người dùng Internet, 131 triệu thuê bao di động, gần 63 triệu thẻ ATM…, Việt Nam hiện là mảnh đất màu mỡ với tội phạm công nghệ cao. Việc Internet được phủ sóng đến từng nhà còn là đường dẫn thuận lợi mà tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo.

   
  Những vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ cao thường có yếu tố nước ngoài  

Thực trạng đó đang khiến dư luận lo lắng. Song trên thực tế, dường như việc điều chỉnh, quản lý các hoạt động có liên quan lĩnh vực này chưa theo kịp những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, những chiêu thức móc tiền, xâm hại người tiêu dùng.

Điển hình là hành vi đánh bạc qua Internet. Mùa World Cup, EURO nào, cơ quan chức năng cũng căng mình ngăn chặn và phát hiện hàng chục vụ cá độ bóng đá lớn, nhỏ.      

Tuy nhiên, loại tội phạm này vẫn hoành hành, bởi hầu hết tội phạm đánh bạc qua mạng đều sử dụng trang web cá độ từ nước ngoài, dùng tài khoản thanh toán quốc tế, nên việc bắt giữ các đối tượng là khó khăn.

Tình trạng bày bán, sử dụng trái phép thiết bị nghe lén, quay lén đã tồn tại nhiều năm, nhưng khung pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh, tiêu dùng các loại thiết bị nói trên chưa cụ thể. Việc chưa có văn bản pháp quy quản lý, hạn chế, ngăn ngừa lưu hành các loại thiết bị, công nghệ dạng này là khoảng trống pháp lý, khiến tội phạm mạng thừa cơ phát triển.

Vụ 800.000 thuê bao bị Công ty cổ phần IMMC bí mật cài đặt phần mềm, gửi tin nhắn trừ tiền cũng cho thấy những kẽ hở pháp lý cần sớm khắc phục. Tình trạng dùng phần mềm tự động gửi tin nhắn móc túi thuê bao di động đã diễn ra từ lâu, dư luận cũng đã phản ánh nhiều, song việc xử lý mới chỉ dựa vào một nghị định về quản lý tin nhắn rác là chưa đủ.

Có một điểm đáng chú ý là gần đây, những vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ cao thường có yếu tố nước ngoài. Ngoại trừ trường hợp đối tượng nước ngoài trực tiếp tấn công website Việt Nam để đánh cắp thông tin, ở đây cũng không loại trừ khả năng các đối tượng này cấu kết với tội phạm trong nước sử dụng máy móc, công nghệ để lừa đảo khách hàng. Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có hiệp định, hiệp ước hợp tác phòng chống loại tội phạm này với một số nước, nên việc xử lý hành vi nói trên gặp rất nhiều khó khăn.

Tội phạm công nghệ cao đang biến thể dưới nhiều hình thức phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trong khi hệ thống pháp luật nhằm ngăn ngừa, phòng chống, xử lý nghiêm loại tội phạm này chưa đồng bộ, chế tài xử lý còn quá nhẹ, nếu không sớm hoàn thiện khung pháp lý, dựng hàng rào kỹ thuật… thì tội phạm công nghệ cao chưa thể thuyên giảm. Như vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao - loại tội phạm rất khó “bắt tận tay, day tận trán”, nhưng mức độ nguy hại chỉ sau tội phạm ma túy - sẽ vô cùng cam go.

Tội phạm công nghệ cao móc túi chủ thẻ tín dụng

Tội phạm công nghệ cao móc túi chủ thẻ tín dụng

(Baodautu.vn) Các vụ rửa tiền quy mô lớn, lừa đảo, cá độ… thông qua công nghệ cao, Internet đã xuất hiện tại Việt Nam là hồi chuông cảnh báo cho công tác an ninh công nghệ cao.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư