Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Điểm tên ngân hàng đạt lợi nhuận khủng
Thùy Liên - 15/07/2016 08:10
 
Ba ngân hàng TMCP lớn nhất hệ thống là VietinBank, VietcomBank và BIDV đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, với những con số bám đuổi quyết liệt về lợi nhuận (lần lượt là 4.273 tỷ đồng, 4.193 tỷ đồng và 3.600 tỷ đồng).

Đua tranh vị thế dẫn đầu

Tính đến hết quý II/2016, thứ hạng của nhiều ngân hàng đã thay đổi đáng kể. Trong số 3 ngân hàng TMCP dẫn đầu hệ thống, BIDV đang đứng đầu về quy mô tổng tài sản và huy động vốn.

Theo đó, tổng tài sản của BIDV là 888.000 tỷ đồng, tiếp theo là VietinBank với 850.000 tỷ đồng, đứng thứ ba là Vietcombank với kế hoạch tổng tài sản hơn 765.000 tỷ đồng trong năm nay. Về quy mô huy động vốn, 6 tháng đầu năm, BIDV huy động được 820.000 tỷ đồng, VietinBank đứng thứ hai với 780.000 tỷ đồng, thứ ba là Vietcombank với 535.000 tỷ đồng.

.
.

Tuy tổng tài sản tăng mạnh nhờ thương vụ sáp nhập MHB, quy mô huy động vốn cũng dẫn đầu, song hiệu quả hoạt động của BIDV không cao bằng VietinBank và Vietcombank. Cụ thể, VietinBank đang dẫn đầu về thị phần tín dụng với dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm 729.000 tỷ đồng. Tín dụng tăng trưởng tốt đã góp phần đưa lợi nhuận của VietinBank dẫn đầu hệ thống trong 6 tháng đầu năm, với 4.273 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ.

Vietcombank đứng thứ ba về dư nợ tín dụng (437.580 tỷ đồng), song lợi nhuận lại đứng thứ hai, bám đuổi sát nút VietinBank với 4.193 tỷ đồng. BIDV tuy đứng thứ hai về dư nợ tín dụng (657.000 tỷ đồng), song lợi nhuận 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3.600 tỷ đồng. Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng, sở dĩ Vietcombank đạt lợi nhuận cao là do 6 tháng đầu năm, ngân hàng này tập trung cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này giúp cho tỷ lệ NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) tăng lên.

“Tăng trưởng cho vay vượt tăng trưởng huy động cộng với sự chú trọng của Vietcombank vào các phân khúc cho vay lãi suất cao như cho vay cá nhân. Đồng thời, Vietcombank có thế mạnh mạng lưới, nên có thể tập trung cho vay các mảng cho vay có lãi suất cao, như cho vay tiêu dùng. Điều này là nhờ hệ số cho vay/huy động ở mức hợp lý, trong khi tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn cũng ở mức thấp”, HSC phân tích.

Bên cạnh các chỉ tiêu lớn, với từng lĩnh vực, sản phẩm cụ thể, vị thế của top 3 ngân hàng này cũng khác nhau, bởi mỗi ngân hàng có một thế mạnh riêng, có ngân hàng đứng đầu về thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại, có ngân hàng dẫn đầu về tín dụng đầu tư, có ngân hàng lại nổi trội về khách hàng doanh nghiệp.

Thứ hạng sẽ còn thay đổi

Dù thứ hạng của 3 ngân hàng lớn đã phần nào được phân định trong 6 tháng đầu năm, song lãnh đạo nhiều ngân hàng dự đoán, bức tranh lợi nhuận toàn cảnh năm 2016 của top 3 ngân hàng TMCP lớn nhất hệ thống cũng sẽ còn nhiều thay đổi, tùy thuộc vào số nợ xấu và số trích lập dự phòng rủi ro của từng ngân hàng.

“Phải đến cuối năm nay, khi các ngân hàng hoàn tất việc trích lập dự phòng rủi ro thì mới có thể biết được ngân hàng nào lãi cao, lãi thấp. Có ngân hàng 6 tháng đầu năm công bố lãi lớn nhưng là do trích lập dự phòng ít và 6 tháng cuối năm sẽ phải mạnh tay trích lập. Ngược lại, có ngân hàng công bố lãi thấp, nhưng nếu đã tập trung trích lập dự phòng rủi ro thì lợi nhuận 6 tháng cuối năm sẽ ‘xông xênh’ hơn. Ngoài ra, nếu năm nay, ngân hàng nào thu nợ tốt thì lợi nhuận cuối năm cũng sẽ tăng lên”, Phó tổng giám đốc một ngân hàng TMCP cho biết.

Hiện tại, cả BIDV, VietinBank và Vietcombank đều bán một lượng lớn nợ xấu cho VAMC. Theo quy định hiện hành, việc trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC là 20%/năm. Việc trích lập này có thể thực hiện theo quý hoặc dồn lại cuối năm mới thực hiện. Vì vậy, chuyện ngân hàng lãi lớn nửa năm đầu, nhưng lại ‘rơi” mạnh trong 6 tháng cuối năm không phải là chuyện lạ.

Một yếu tố nữa có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của top 3 ngân hàng lớn nhất hệ thống là hoạt động M&A. Hiện BIDV đã hoàn tất thương vụ sáp nhập MHB. Khi công việc “hậu sáp nhập” hoàn tất, có thể lợi nhuận của BIDV sẽ vọt lên. Ngược lại, lợi nhuận của VietinBank có thể sẽ chững lại bởi thương vụ sáp nhập PGBank. Trước đó, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank khẳng định, dự kiến việc sáp nhập PGBank sẽ hoàn thành trước tháng 9/2016.

Bán nợ càng nhiều, lợi nhuận ngân hàng càng giảm
Cái được lớn nhất trong việc bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là làm “sạch” bảng cân đối...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư