Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Doanh nghiệp dệt may cần tạo giá trị khác biệt bằng len
Hồng Phúc - 26/11/2016 15:24
 
Với xu thế thị trường quốc tế đang ngày càng quan tâm nhiều hơn tới phân khúc sản phẩm cao cấp, vừa qua tại TP.HCM, Công ty Đổi Mới Len Lúc (Australian Wool Innovation Limited - AWI), The Woolmark Company (TWC) đã tổ chức triển lãm các sản phẩm len lông cừu lần thứ 2.

Triển lãm thu hút sự tham gia trưng bày của hơn 27 doanh nghiệp dệt may uy tín trong và ngoài nước nhằm khuyến khích các nhà bán lẻ và thương hiệu quốc tế khai thác các sản phẩm cao cấp từ len cừu Merino Úc được sản xuất tại Việt Nam.

Ngành dệt may Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó khăn, tỉ lệ tăng trưởng thấp trong năm vừa qua và tình hình có thể vẫn tiếp tục không khả quan hơn trong năm tới. Vì thế, các doanh nghiệp cần tạo những giá trị đặc biệt hơn nếu muốn tiếp tục cạnh tranh trong ngành may mặc vốn rất khốc liệt.

Theo ông Alex Lai, Trưởng đại diện Woolmark HongKong, xu thế phát triển ngành may mặc từ các sản phẩm cơ bản làm từ bông, polyester etc. đã dần chuyển dịch sang các sản phẩm cao cấp như len lông cừu, cashmere, lụa và những sản phẩm sợi pha từ các chất liệu nói trên.  

Triển lãm lần này thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất dệt may có uy tín và tên tuổi trên thị trường Việt Nam như Agtex, Vieba, Apex Dalat…
Triển lãm lần này thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất dệt may có uy tín và tên tuổi trên thị trường Việt Nam như Agtex, Vieba, Apex Dalat…

Tuy vậy, đại diện này cho rằng, mặc cho những khó khăn trước mắt và trở ngại lớn của Tổng thống mới của Hoa Kỳ phản đối hiệp định TPP, ngành dệt may Việt Nam có quyền kỳ vọng vào một tương lai lạc quan hơn với một loạt những hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương. Mức thuế xuất nhập khẩu đồng loạt giảm sẽ tạo ra cú hích lớn thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu.

Thấy được tiềm năng của dệt may Việt Nam, cũng như kỳ vọng vào sự phát triển của các doanh nghiệp khi bước chân vào phân khúc cao cấp như len lông cừu từ năm 2012, Công ty Woolmark đã triển khai dự án “Việt Nam Trên Đường Hội Nhập” nhằm phát triển chuỗi sản xuất cung ứng mới cho sản phẩm len cừu Úc.

Với ý nghĩa đầu tiên nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực lành nghề và hệ thống đã được hình thành của ngành dệt may Việt Nam, TWC đã đặt quan hệ với hơn 90 đối tác, là các doanh nghiệp, nhà máy dệt may trong nước, từ dệt kim phẳng, dệt kim tròn, kéo sợi, dệt, nhuộm cho tới hoàn tất và sản xuất hàng may mặc. Trước năm 2012, hầu như các nhà sản xuất Việt Nam đều có rất ít kinh nghiệm về sản phẩm len cừu.  Vậy mà bây giờ, sau 4 năm, bằng việc phổ biến thông tin, chuyển giao công nghệ, TWC đã giúp các doanh nghiệp biết sử dụng loại nguyên liệu này để cho ra những sản phẩm nổi trội.

Không những thế, TWC còn rất tích cực trong việc hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp tham gia những hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế nhằm gia tăng giá trị và mở ra rất nhiều cơ hội thương mại mới.

Theo ông Nguyễn Văn Thông, Giám Đốc Viện Dệt May, Phó Tổng Thư Ký Hội Len Việt Nam thì Hội Len Việt Nam được Bộ Nội vụ chính thức quyết định thành lập từ ngày 30/6/2015. Hiện, Hội có 107 hội viên, khoảng trên 600 máy đan kim phẳng và tròn, máy dệt kiểu thoi nguồn gốc từ các nước phát triển tây Âu, Nhật Bản, đủ năng lực sản xuất khoảng 5 triệu sp/năm, qui chuẩn là áo len.

Được biết, triển lãm Len Cừu Úc lần thứ 2 cũng là kỉ niệm 4 năm dự án “Việt Nam Trên Đường Hội Nhập” của Công ty Woolmark.  Điều này cho thấy dự án này và những mối quan hệ đối tác tốt đẹp sẽ mang lại cho Việt Nam trong tương lai một thị trường xuất khẩu dệt may đầy tươi sáng và hứa hẹn.

FDI tăng lực cho xuất khẩu dệt may
Hai nhà máy may xuất khẩu, với tổng vốn 100 triệu USD của 2 “ông chủ” Hàn Quốc và Hồng Kông đã chính thức vận hành, góp những đồng ngoại...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư