Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Doanh nghiệp siêu nhỏ “hấp dẫn” ngân hàng
Hà An - 24/05/2016 20:42
 
Theo số liệu được ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra cuối năm 2015, Việt Nam có 96-97% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chưa đầy 2% là doanh nghiệp lớn và gần 2% là doanh nghiệp cỡ vừa.

Bà Emmy Simmons, Trợ lý điều hành tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), chia sẻ, một phần quan trọng trong chiến lược xóa đói nghèo của USAID là hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ. “Với tư cách là một nguồn tạo thu nhập và công ăn việc làm chủ yếu cho hàng trăm triệu người trên thế giới, ảnh hưởng của khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ đối với các cá nhân, các hộ gia đình và các nền kinh tế quốc dân là rất rõ ràng và sâu sắc”, bà Emmy Simmons nói.

Trong khi đó, lợi ích các doanh nghiệp siêu nhỏ mang lại không hề nhỏ. Ví dụ tại Thái Lan, nhóm doanh nghiệp này chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp trong ngành chế tạo, thương mại/dịch vụ và doanh nghiệp siêu nhỏ tạo ra 71% tổng số việc làm trong ngành thương mại/dịch vụ… Nhưng, ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh) nhận định, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam gặp rất nhiều hạn chế về nhân lực chất lượng cao, khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài và khả năng tham gia mạng lưới doanh nghiệp phụ trợ cho các tập đoàn lớn trong và ngoài nước...

Đại diện VPBank tư vấn ngay tại xưởng sản xuất của doanh nghiệp.
Đại diện VPBank tư vấn ngay tại xưởng sản xuất của doanh nghiệp.

Lãnh đạo VPBank bổ sung thêm, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp siêu nhỏ là thiếu năng lực quản trị dòng tiền. “Có lắng nghe chủ doanh nghiệp chia sẻ mới thấy, nếu chỉ quản lý doanh thu vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi tháng thì mọi chuyện vẫn rất nhịp nhàng, nhưng khi doanh thu tăng lên 4-6 tỷ đồng thì chủ doanh nghiệp lại rơi vào tình trạng rối bời bởi không kiểm soát nổi dòng tiền ra - vào công ty”, lãnh đạo VPBank cho biết.

Theo đó, để quản lý được dòng tiền, chủ doanh nghiệp cần nắm vững các kỹ năng về quản lý tài chính, có nguồn lực phù hợp (nhân sự phụ trách, phần mềm máy tính, người theo dõi sổ sách và vận hành phần mềm). Trong khi thực tế ở Việt Nam hiện nay, chủ doanh nghiệp hiếm khi được đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý dòng tiền trước khi bước vào con đường kinh doanh.

Thêm vào đó, vấn đề lớn nhất của những doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chính là sự nan giải về vốn. Những khó khăn này vô tình làm họ không có cơ hội thuê lao động chất lượng cao hoặc mua những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng, đồng nghĩa với việc họ sẽ khó có điều kiện để chuyên nghiệp hóa và chuẩn hóa công tác quản lý.

Đại diện VPBank chia sẻ: “Trong bối cảnh đó, điều mà khách hàng doanh nghiệp nhỏ cần ở ngân hàng không chỉ là được vay vốn mà hơn thế, họ cần được ngân hàng tư vấn để quản trị tốt hơn dòng tiền. Đây cũng chính là ưu thế của VPBank trên thị trường, bên cạnh việc nhận thức và triển khai đồng bộ từ rất sớm gói sản phẩm dành cho phân khúc doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ”.

Thay vì chỉ dừng lại ở việc đưa ra khẩu hiệu cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, VPBank đã mạnh dạn đầu tư vào mảng này với việc xây dựng bộ máy chuyên biệt hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại 66 điểm trên cả nước. Bên cạnh đó, với việc đầu tư mạnh mẽ và bài bản cho hệ thống quản trị rủi ro, VPBank đã tỏ rõ quyết tâm chiếm lĩnh thị trường đầy tài năng trong thời điểm các ngân hàng khác chưa thực sự dành nhiều sự quan tâm.

Tất nhiên, để đánh giá được hiệu quả của việc làm đột phá này, chắc chắn cần nhiều thời gian và ý kiến chính xác nhất sẽ đến từ chính những doanh nghiệp trong cuộc. Nhưng việc một tổ chức tài chính đưa ra chiến lược đồng hành với lực lượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong nền kinh tế cũng là một bước đi rất đáng được lưu tâm.

Lãi suất khó giảm vì tín dụng chệch hướng
Rất nhiều nguyên nhân được các ngân hàng đưa ra để lý giải cho nguyên nhân lãi suất tăng. Song nhiều chuyên gia cho rằng, hai năm qua, tín dụng có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư