Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Doanh thu 1.300 tỷ, Xi măng Tây Đô "khát" thành công ty đại chúng
Thế Hoàng - 11/05/2018 06:54
 
Sau 14 năm cổ phần hóa, Xi măng Tây Đô đã đạt sản lượng 1 triệu tấn, doanh thu 1.300 tỷ đồng/năm, nhưng vẫn không đủ điều kiện trở thành công ty đại chúng do Công ty hiện chỉ có 58 cổ đông.
Chủ tịch HDQT, Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Tây Đô, ông Lê Ngọc Anh đã có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được giúp đỡ để Xi măng Tây Đô thành công ty đại chúng và lên sàn chứng khoán.

Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Tây Đô, ông Lê Ngọc Anh đã gửi Công văn lênThủ tướng Chính phủ đề nghị được giúp đỡ để Xi măng Tây Đô thành công ty đại chúng và lên sàn chứng khoán.

Công ty CP Xi măng Tây Đô vừa có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị được giúp đỡ để được trở thành công ty đại chúng và lên sàn chứng khoán.

Công ty CP Xi măng Tây Đô là công ty cổ phần không có vốn chi phối của Nhà nước, với tỷ lệ góp vốn: Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) 48,17%; Công ty CP Sadico Cần Thơ 48,17%, các cổ đông khác 3,66%.

Tiền thân của Công ty cổ phần xi măng Tây Đô là Công ty Liên doanh Xi măng Hà Tiên 2 – Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/12/1995.

Thực hiện chủ trương của UBND TP Cần Thơ, ngày 21/07/2004, Công ty tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty CP Xi măng Hà Tiên 2 – Cần Thơ.

Ngày 10/10/2008, nhân dịp kỷ niệm 10 năm – Khánh thành Nhà máy- Công ty đã chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần xi măng Tây Đô.

Công ty CP Xi măng Tây Đô hoàn thành cổ phần hóa tháng 7/2004 theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002, với loại hình cổ phần hóa theo hình thức 1 (Khoản 1 Điều 3): Giữ nguyên vốn hiện có của Công ty Xi măng Hà Tiên 2 (Vicem thừa kế từ Xi măng Hà Tiên 2) và Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Cần Thơ (nay là Công ty CP Sadico Cần Thơ) tại Công ty, huy động thêm vốn bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên trong Công ty.

Công ty không thực hiện IPO phát hành cổ phiếu ra công chúng (Theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước TP.Cần Thơ và Quyết định 1330/QĐUB của UBND TP.Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án sắp xếp DNNN tại TP.Cần Thơ).

Theo ban lãnh đạo Xi măng Tây Đô, do Công ty hiện chỉ có 58 cổ đông nên không thỏa mãn điều kiện để trở thành công ty đại chúng, do đó không thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Và việc không đủ điều kiện để trở thành công ty đại chúng cũng là điều đáng tiếc, bởi trong suốt những năm qua, năng lực sản xuất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty đã được cải thiện đáng kể.

Từ ngày được cổ phần hóa vào tháng 7/2004, Công ty phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả, từ sản lượng 300.000 tấn/năm, doanh thu 300 tỷ đồng/năm, sau 14 năm cổ phần hóa, Xi măng Tây Đô đã đạt sản lượng 1 triệu tấn, doanh thu 1.300 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, Công ty đã xây dựng được tổ hợp bao gồm: Công ty bê tông, bao bì, vận tải, logistics.Doanh thu của Tổ hợp xi măng Tây Đô đạt trên 2.000 tỷ đồng/năm.

Do không phải là cộng ty đại chúng nên không thể lên sàn chứng khoán, Công ty đã gửi công văn đến 2 cổ đông lớn là Vicem và Sadico Cần Thơ nhờ giúp đỡ. Sadico Cần Thơ cũng có văn bản gửi Vicem đề nghị cùng giúp đỡ Công ty CP Xi măng Tây Đô trở thành công ty đại chúng, để có điều kiện lên sàn chứng khoán, nhưng không nhận được phản hồi từ Vicem.

Đại diện Xi măng Tây Đô cho rằng, từ ngày Tổng giám đốc mới của Vicem về nhận nhiệm vụ, Vicem đã áp đặt những quy định lỗi thời của công ty Nhà nước vào Xi măng Tây Đô, chặn hết mọi sự phát triển của Công ty.

"Nếu Vicem thoái  vốn tại Xi măng Tây Đô theo Quyết định của Chính phủ về việc thoái vốn tại các công ty nhà nước không chi phối vốn, Xi măng Tây Đô có đủ điều kiện trở thành công ty đại chúng và lên sàn chứng khoán.  Xi măng Tây Đô có điều kiện huy động nguồn vốn của xã hội để phát triển thêm lĩnh vực mới như vật liệu không nung, phát triển mạnh mẽ  hệ thống logistics..", Công văn do Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Tây Đô, ông Lê Ngọc Anh ký nêu rõ.

Khó tiêu thụ sản phẩm, giá trị hàng tồn kho của Vicem Bỉm Sơn tăng vọt lên 877 tỷ đồng
Tiêu thụ xi măng gặp khó do nguồn cung tại địa bàn tăng mạnh trong thời gian qua đã khiến lượng hàng tồn kho tính đến cuối năm 2017 của Công ty cổ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư