Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Dòng vốn FDI ngần ngừ trước dấu hỏi TPP
Khánh An - 26/11/2016 14:05
 
Tháng 11/2016 ghi nhận những sự ngần ngừ của dòng vốn FDI khi tốc độ vốn cam kết chậm lại rõ nét hơn. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, có thể giới đầu tư đang thận trọng với các kế hoạch mới sau những thông tin về bất định về TPP.
.
Tháng 11/2016, vốn FDI vào lĩnh vực kho bãi - vận tải giảm

Có 3 con số âm được ghi nhận trong bảng thống kê số liệu FDI của tháng 11/2016. Đó là khoản 560 triệu USD rút ra khỏi lĩnh vực bất động sản, 36 triệu USD ở lĩnh vực vận tải, kho bãi và 0,39 ở lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Các quyết định thoái vốn này đã khiến dòng vốn tăng thêm FDI của tháng 11/2016 ở con số âm (-) 273,244 triệu USD so với cùng kỳ.

Số vốn đăng ký cấp mới cũng giảm so với tháng 10, từ hơn 1,1 tỷ USD còn 762,8 triệu USD. Con số này ở tháng 9/2016 là 1,36 tỷ USD.

Ông Võ Trí Thành cho rằng, vẫn quá sớm để đưa ra những nhận định, nhưng ông cho rằng, sự thận trọng trong đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài là có.

“Sự hồi phục kinh tế thế giới vẫn yếu khiến các nền kinh tế đều tăng thu hút đầu tư từ bên ngoài. Điều này tác động rất lớn tới quyền chọn của nhà đầu tư. Về khách quan thì khi TPP đang đứng trước dầu hỏi lớn về tính khả thi thì việc nhà đầu tư nước ngoài cẩn trọng hơn trong tính toán cũng là dễ hiểu”, ông Thành chia sẻ quan điểm.

Trong số các nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam vài ba năm trở lại đây, có những nhà đầu tư đã chọn chiến lược đầu tư đón đầu, để kịp tận dụng tối đa các lợi thế mà TPP mang lại cho nền kinh tế Việt Nam.

Khả năng thất bại cao của TPP, theo ông Thành, là một rủi ro thị trường mà các nhà đầu tư chắc hẳn đã phải cân nhắc khi quyết định đầu tư.

“Tuy nhiên, tình hình cũng không đáng lo ngại vì nếu không có TPP, Việt Nam đang có những hiệp định thương mại khác với những cơ hội rất lớn. Về lâu dài, bên cạnh yếu tố chi phối chung là kinh tế thế giới và khu vực, thì quyết định của giới đầu tư tới thị trường nào phụ thuộc phần lớn vào sự hấp dẫn của môi trường đầu tư – kinh doanh Việt Nam. Nếu nhà đầu tư tin tưởng vào các cải cách của kinh tế Việt Nam, mọi sự sẽ trở lại bình thường”, ông Thành nói.

FDI với tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế
Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua chiều 8/11, với sự đồng thuận cao.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư