Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Dự án Luật Trồng trọt: Chưa nên thu phí lưu mẫu giống cây trồng
Thế Hải - 09/11/2018 23:21
 
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phan Xuân Dũng cho biết, trong điều kiện đang khuyến khích việc nghiên cứu chọn tạo, đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, lưu thông thì chưa nên thu phí lưu mẫu giống cây trồng vì sẽ phát sinh thêm thủ tục và chi phí cho tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận giống.
sáng 09/11, trước khi Quốc hôi thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Phan Xuân Dũng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Trồng trọt.
Sáng 09/11, các đại biểu Quốc hội đã nghe  Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Trồng trọt.

Hôm nay, 9/11, cùng với Dự án Luật Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trồng trọt và thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt.

Trước khi Quốc hôi thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Trồng trọt.

Chủ nhiệm Ủy ban Phan Xuân Dũng cho biết, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật Trồng trọt.

Sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến phát biểu của các đại biểu quóc hội tại thảo luận ở tổ và hội trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật Trồng trọt, đại diện Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan, đơn vị hữu quan nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu quốc hội để chỉnh lý Dự thảo Luật.

Ngày 24/8/2018, Dự thảo Luật đã gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Đoàn ĐBQH, ý kiến của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan tiếp tục nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trồng trọt.

Dự thảo luật Trồng trọt được xây dựng với tinh thần chung là vì ngành trồng trọt, nông nghiệp phát triển bền vững, vì nông dân và doanh nghiệp chân chính, bởi vậy, việc ban hành Luật Trồng trọt là cần thiết nhằm tạo bước phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp.

Đây là dự án Luật rất quan trọng bởi Việt Nam có đến 70% dân số làm nông nghiệp và đang hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, khai thác thế mạnh của trồng trọt. Việt Nam có nhiều giống cây ăn quả, sản phẩm nông nghiệp đã xuất khẩu và có thương hiệu trên thị trường thế giới. Luật này ra đời phải phát huy lợi thế, giải phóng những vấn đề gây ách tắc, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp và đời sống nông dân.

Dự thảo có một số điểm mới đáng lưu ý như: bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, doanh nghiệp; giảm bớt thời gian, thủ tục hành chính và kinh phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro cho sản xuất và người sử dụng, tạo sự công bằng trong kinh doanh.

Cụ thể, bổ sung các nguyên tắc quản lý trong lĩnh vực trồng trọt đảm bảo phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng, phát triển thị trường quốc tế trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, doanh nghiệp, nhà nước và lợi ích cộng đồng.

Bổ sung và luật hóa công tác xây dựng chiến lược phát triển trong lĩnh vực trồng trọt gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Chủ nhiệm Ủy ban Phan Xuân Dũng cũng cho biết, liên quan đến nội dung của Chương Quản lý giống cây trồng, UBTVQH thấy rằng, để quản lý chặt chẽ giống cây trồng chính thì việc lưu mẫu giống từ khảo nghiệm và trong suốt quá trình lưu hành giống để sử dụng làm giống đối chứng, giống tương tự, giống điển hình trong khảo nghiệm, phục vụ thử nghiệm, hậu kiểm và thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp về giống cây trồng là cần thiết.

Nguồn kinh phí cho việc lưu mẫu giống cây trồng chính dự kiến được lấy từ nguồn phí do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận giống nộp hoặc nguồn ngân sách nhà nước cấp. Mặt khác, việc lưu mẫu giống cây trồng trên phục vụ chủ yếu cho công tác quản lý nhà nước, do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về trồng trọt thực hiện.

Trong điều kiện ngành nông nghiệp đang khuyến khích việc nghiên cứu chọn tạo, đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, lưu thông thì chưa nên thu loại phí này vì sẽ phát sinh thêm thủ tục và chi phí cho tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận giống. Do vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội không quy định về việc thu loại phí nói trên vào trong Luật.

Ngoài một số nội dung chính về giống cây trồng, dự thảo Luật cũng đã tiếp thu nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội về phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng.

Trong nội dung này, Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng, phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng là hoạt động liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành được quy định trong nhiều luật như Luật thương mại, Luật quản lý ngoại thương, Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật,...Do vậy, trong Luật Trồng trọt chỉ quy định các nội dung của phát triển thị trường và thương mại sản phẩm trồng trọt, còn việc phân công trách nhiệm cụ thể sẽ giao Chính phủ quy định để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các Bộ trong từng thời kỳ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Phan Xuân Dũng, bên cạnh những vấn đề nêu trên, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý bố cục, kỹ thuật văn bản; chỉnh sửa tại nhiều điều khoản trong dự thảo Luật về: giải thích từ ngữ; nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt; chính sách của Nhà nước về trồng trọt; cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt...

Dự thảo Luật Trồng trọt gồm 7 chương, 85 điều, quy định nhiều lĩnh vực trong hoạt động trồng trọt từ giống cây trồng, phân bón đến canh tác, thu hoạch, mua bán, sơ chế, chế biến, bảo quản…

Theo chương trình, Luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Doanh nghiệp đề xuất đổi tên Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia
Nên đổi tên thành “Luật Kiểm soát đồ uống có cồn” hoặc “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn”, thay vì dùng tên...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư