Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
G20 và những thách thức tái cơ cấu nền kinh tế toàn cầu
 
Ngày 5/9, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hàng Châu (Trung Quốc), bước vào ngày làm việc thứ 2.
Các phiên họp kín hôm nay (5/9) sẽ xoay quanh chủ đề
Các phiên họp kín hôm nay (5/9) sẽ xoay quanh chủ đề "Hướng tới một nền kinh tế thế giới đổi mới, năng động, liên kết và tổng thể". Ảnh: G20.org

Các phiên họp kín hôm nay (5/9) sẽ xoay quanh chủ đề "Hướng tới một nền kinh tế thế giới đổi mới, năng động, liên kết và tổng thể".

Theo nhiều chuyên gia, để đạt được mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế toàn cầu theo hướng bền vững, đây thực sự là một thách thức rất lớn cho các quốc gia G20.

Thách thức lớn nhất hiện nay trong cải cách cơ cấu nền kinh tế tại nhiều nước là những ảnh hưởng bất lợi do tình trạng sản xuất dư thừa tại Trung Quốc, nhất là ngành thép; và tình trạng bảo hộ mậu dịch nổi lên. Do đó, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, xây dựng các thiết chế tài chính bền vững, công bằng cho tất cả các quốc gia được xem là những mục tiêu hướng đến không chỉ của các quốc gia G20.

Giáo sư Đường Nhiệm Ngũ, Chuyên gia kinh tế cho biết: "Tôi quan tâm nhất là vấn đề các Quốc gia không thể mạnh ai nấy làm mà cần phải cùng nhau hợp sức để xây dựng hệ thống quản trị tài chính quốc tế minh bạch".

"Điều quan trọng theo tôi là cần phải làm mạnh để phá vỡ những rào cản về bảo hộ mậu dịch đang ngày càng nhiều giữa các khu vực", nhận định của ông Robert Azevedo, Đại diện Tổ chức WTO.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh đến các giải pháp lớn mang tính nền tảng giữa các thành viên G20 vì mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế thế giới, trong đó đặt trọng tâm vào việc xây dựng một nền kinh tế mở.

"Tôi hy vọng là qua hội nghị này các nước thành viên G20 sẽ cùng nhau hiệp lực, trí tuệ để hoàn thành mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế thế giới vượt qua khó khăn, phát triển, nhất là các vấn đề về hợp tác kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định.

Theo lịch trình, Hội nghị G20 lần này tập trung thảo luận 4 vấn đề chính gồm phát triển phương thức tăng trưởng sáng tạo, quản trị tài chính kinh tế toàn cầu, thương mại và đầu tư quốc tế mạnh mẽ, năng động và kết nối có hiệu quả cao hơn.

Dự kiến trong các phiên thảo luận cũng sẽ bàn về kinh tế thế giới hậu Brexit, TPP, và cũng sẽ có những chia sẻ quan trọng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về chương trình kích thích tăng trưởng mà nước này thông qua hồi tháng 8/2016.

Các Bộ trưởng Thương mại G20 gặp mặt, thảo luận chiến lược tăng trưởng
Ngày 9/7, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Thượng Hải,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư