Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Gạo, cao su, thủy sản tăng xuất khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái
Thế Hải - 05/03/2018 14:23
 
Nhịp độ xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam với thị trường Trung Quốc gia tăng là yếu tố kích thích lượng hàng hóa xuất khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh từ đầu năm đã góp phần vào kết quả xuất khẩu 6,1 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2018. Trong đó, thuỷ sản ước đạt gần 1,2 tỷ, gạo 419 triệu USD…
Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh từ đầu năm đã góp phần vào kết quả xuất khẩu 6,1 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2018, trong đó, thuỷ sản ước đạt gần 1,2 tỷ, gạo 419 triệu USD…

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hàng nông sản nước ta sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm với hầu hết các nhóm hàng từ cao su, gạo, thủy sản.

Cụ thể, xuất khẩu cao su thiên nhiên sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái dự kiến tăng trưởng gần 8% trong quý I/2018 với mức bình quân mỗi tháng đạt 19.400 tấn. Giá cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc dự báo sẽ tăng khoảng 4% so với cuối năm 2017.

Tín hiệu thuận lợi hơn cũng đến với thủy sản khi 2 tháng đầu năm 2018 xuất hiện nhiều tín hiện tích  cực và có tính bền vững hơn.

Chất lượng sản phẩm xuất khẩu được nâng cao hơn và tập trung vào các mặt hàng chất lượng cao như cá, tôm, mực, bạch tuộc, cua, ghẹ ở dạng cấp đông, các loại đặc sản như bào ngư, cồi điệp, hải sâm, cá song hoa được bảo quản lạnh -20ºC, các mặt hàng khô được xử lý qua phơi nắng ở nhiệt độ ngoài trời trong những ngày nóng, hoặc qua lò sấy công nghiệp tiên tiến.

Do đó, giá trị gia tăng của sản phẩm thủy, hải sản xuất khẩu được tăng rõ rệt. Trong tuần đầu xuân Mậu Tuất, các Công ty, đơn vị và tư thương của Việt Nam chuyên xuất khẩu các mặt hàng thủy, hải sản sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái tích cực tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của các đối tác trong giai đoạn từ nay đến hết quý I/2018.

Đối với mặt hàng gạo cũng có nhiều đơn hàng mới. Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp đã xúc tiến ký hơn 10 hợp đồng có mức 20.000 tấn gạo/hợp đồng. Sản lượng gạo xuất khẩu hệ chính ngạch qua cửa khẩu Vạn Gia (Móng Cái) chiếm 45%, qua đường biển 48%, còn lại qua cửa khẩu phụ.

Giá các loại gạo xuất khẩu 5% tấm, 15% tấm, gạo hạt dài đánh bóng của Đồng bằng sông Cửu Long đều cao hơn thời điểm tháng 12/2017 trung bình 7%.

Cuối năm 2017, các doanh nghiệp Trung Quốc tạm thời ngừng nhập khẩu gạo nếp hạt nhỏ Miền Nam. Tuy nhiên, sang đầu năm 2018, nhu cầu đối với sản phẩm gạo này lại gia tăng. Kế hoạch của đối tác phía Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nhập 120.000 tấn gạo nếp hạt nhỏ.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh từ đầu năm đã góp phần vào kết quả xuất khẩu 6,1 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2018. Trong đó, thuỷ sản ước đạt gần 1,2 tỷ, gạo 419 triệu USD…

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Cửa khẩu quốc tế Móng Cái có lợi thế đặc biệt trong việc vận chuyển hàng hóa nhanh chóng với chi phí thấp so với các cửa khẩu trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Lợi thế này đặc biệt phát huy đối với các mặt hàng nông sản, hải sản, hoa, quả...

Được biết, cửa khẩu Móng Cái có hệ thống dịch vụ logistics đáp ứng tốt nhu cầu bốc xếp, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa với 17 kho ngoại quan, 35 kho hàng hóa, trong đó có 13 kho lạnh. Cảng ICD Thành Đạt; Cầu Bắc Luân 2, Cầu phao tạm Km3+4, lối mở Pò Hèn…

Hệ thống các ngân hàng thương mại hoạt động sôi động; thanh toán quốc tế và thanh toán biên mậu thuận tiện; hàng hóa thông quan qua cửa khẩu với thời gian nhanh nhất..cũng là những yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa.

Tôm tươi nguyên con của Việt đủ điều kiện xuất đi Australia
Tôm tươi nguyên con của Việt Nam đã đủ điều kiện để xuất khẩu sang thị trường khó tính bậc nhất thế giới Australia
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư