Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Giá trị Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam đạt 11,279 tỷ USD
Anh Hoa - 28/12/2017 12:19
 
Trong tổng giá trị đó ngành viễn thông chiếm 35%, thực phẩm chiếm 15% và ngân hàng chiếm 11%.

Nhà tư vấn định giá thương hiệu và chiến lược kinh doanh độc lập đến từ Anh là Brand Finance và đối tác chiến lược tại Việt Nam là Công ty tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam vừa trao giấy chứng nhận về thứ hạng, giá trị thương hiệu và chỉ số sức khoẻ thương hiệu cho 50 thương hiệu tại Việt Nam. Đây là bảng xêp hạng duy nhất có phương pháp định giá thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn  của ISO (ISO 10668 về tiêu chuẩn định giá)

Trong đó, Top 10 về thương hiệu có giá trị nhất năm 2017 tạo nên 68% giá trị thương hiệu của Top 50. Theo đó,  vị trí số 1 thuộc về Viettel, với giá trị thương hiệu lên tới 2,569 tỷ USD; Vinamilk đứng thứ 2 với 1,362 tỷ USD, thứ ba là VNPT với 726 triệu USD, Vinhomes với 604 triệu USD, thứ 5 là Sabeco với 598 triệu USD; Petro Vietnam đạt 456 triệu USD, Mobifone đạt 391 triệu USD, Vinaphone là 324 triệu USD, Vietnam Airlines 310 triệu USD, Thaco, 298 triệu USD.

Viettel đứng số 1 trong Top 10 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2017, với giá trị thương hiệu lên tới 2,569 tỷ USD
Viettel đứng số 1 trong Top 10 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2017, với giá trị thương hiệu lên tới 2,569 tỷ USD

Bên cạnh những thương hiệu quen thuộc, trong top 10 còn có 3 thương hiệu mới lộ diện cho thấy các doanh nghiệp đã dần bắt kịp với xu thế toàn cầu về đầu tư vào giá trị vô hình trong doanh nghiệp.

Về thương hiệu mạnh nhất, đứng đầu là Thế giới Di động, Vinamilk, Vincom Retail, Điện máy Xanh, Vietnam Airlines.

Báo cáo của Brand Finance cho thấy, hầu hết giá trị tài sản vô hình không được công bố trên bảng cân đối kế toán càng cho tấ nhà đầu tư cũng như ban điều hành công ty chưa hiểu hết giá trị tài sản vô hình, và thông lệ kế toán ngày nay đã lỗi thời như thế nào.

“Sự kém hiểu biết này dẫn đến các quyết định sai lầm của nhiều công ty và việc định giá cổ phiếu sai một cách có hệ thống của nhiều nhà đầu tư”, ông Samir Dixit, giám đốc điều hành Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương

Vậy nên Brand Finance dự kiến sẽ thường xuyên tổ chức khoá đào tạo về Quản lý và tăng cường chỉ số sức mạnh thương hiệu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có những hiểu biết đúng đắn về giá trị thương hiệu trong doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển thương hiệu Việt Nam.

Theo ông Samir Dixit, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn loay hoay câu hỏi vì sao họ quản trị thương hiệu mà thương hiệu lại không phát triển? Câu trả lời nằm ở, thay vì làm thương hiệu, họ lại tập trung vào làm tăng doanh số,  tăng bán hàng, mục tiêu kinh doanh, tập trung đặc tính sản phẩm. Những yếu tố này sẽ không mang lại giá trị thực sự cho thương hiệu.

“Bài học rút ra là những doanh nghiệp chỉ tập trung vào kinh doanh thì giá trị thương hiệu thấp và không dẫn đầu về giá trị thương hiệu được. Những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường luôn tập trung cả hai: kinh doanh và làm thương hiệu. Về trung hạn, sức mạnh thương hiệu giúp đẩy mạnh khả năng cạnh tranh. Dài hạn tăng khả năng giá bán sản phẩm với mức giá cao, tăng giá trị cả công ty”, ông Samir Dixit cho biết.

Làn sóng "nghỉ chơi" với YouTube, Google vì "ảnh hướng tới hình ảnh thương hiệu"
Hàng loạt thương hiệu lớn của Việt Nam tiếp tục dừng quảng cáo trên YouTube vì ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư