Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Hiện trạng 12 dự án thua lỗ ngành Công thương
Thế Hoàng - 23/09/2017 07:42
 
Việc xử lý các tồn tại, yếu kém tại 12 dự án thua lỗ ngành Công thương được triển khai rốt ráo trong thời gian qua, nhưng đến thời điểm này tình trạng chung vẫn là khó chồng khó và theo Bộ Công thương, cần thời gian đến năm 2020 để hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.

Đó là đánh giá của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại cuộc họp triển khai xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương diễn ra chiều 22/9/2017.

Hiện trạng các dự án 

4 Dự án đầu tư sản xuất phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)

Đó là Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng.

Đến thời điểm hiện nay, về cơ bản, 4 dự án nhà máy hoạt động ổn định, thời gian chạy máy đạt từ 19-24 ngày (trừ nhà máy Đạm Ninh Bình đang dừng sản xuất để tiến hành sửa chữa lớn theo kế hoạch từ ngày 25/8/2017 đến ngày 10/10/2017), 03 Nhà máy còn lại đang vận hành với phụ tải trên 80%.

Tính đến 15 tháng 9 năm 2017, kết quả sản xuất kinh doanh của 04 Dự án thuộc Vinachem đã có những cải thiện, nhưng khó khăn vẫn chồng chất.
Tính đến 15 tháng 9 năm 2017, kết quả sản xuất kinh doanh của 04 dự án thuộc Vinachem đã có những cải thiện, nhưng khó khăn vẫn chồng chất, nhất là riêng Dự án DAP số 2, chênh lệch là -846.000 đồng/tấn do ngừng sản xuất, tuy nhiên, vẫn chưa có hiệu quả chủ yếu do giá nguyên liệu vẫn cao.

Theo báo cáo, các nhà máy vận hành sản xuất ổn định với phương án sản xuất kinh doanh được xây dựng theo hướng tăng cường quản trị, tiết giảm các chi phí sản xuất để giảm lỗ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng chất lượng và đa dạng chủng loại sản phẩm, do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện, chi phí biến đổi đã thấp hơn giá bán (trong tháng 8 năm 2017, chênh lệch biến phí và giá thị trường dao động từ 52.000 - 892.000 đồng/tấn, riêng Dự án DAP số 2, chênh lệch là -846.000 đồng/tấn do ngừng sản xuất), tuy nhiên, vẫn chưa có hiệu quả chủ yếu do giá nguyên liệu vẫn cao (giá than cho sản xuất phân bón đã được điều chỉnh từ ngày 01 tháng 4 năm 2017 tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức kỳ vọng của doanh nghiệp).

Tính đến 15 tháng 9 năm 2017, kết quả sản xuất kinh doanh của 04 đơn vị đã có những cải thiện đáng kể cả về doanh thu, sản lượng và mức độ thua lỗ. Chi phí biến đổi của các sản phẩm Urê và DAP đã thấp hơn giá bán, góp phần tạo dòng tiền bù đắp 1 phần chi phí cố định và tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động.

Từ tháng 8/2017 Công ty CP DAP – Vinachem đã có lãi trong kỳ khoảng 4 tỷ đồng, tháng 9/ 2017 ước tính lãi 6,766 tỷ đồng, dự kiến cuối năm 2017 có lãi lũy kế. Tuy nhiên 03 đơn vị còn lại vẫn còn lỗ do còn gặp rất nhiều khó khăn về: Giá nguyên liệu cao (giá than); giá sản phẩm thấp (giá Urê); nhiều chính sách chưa được áp dụng (sửa Luật thuế 71/2014/QH13).

Các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

Gồm: Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất; Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ;Nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước và Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS).

Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi:

Theo báo cáo của PVN, BSR, BSR-BF và PVOil, Nhà máy vẫn chưa vận hành sản xuất lại được do khó khăn về thu xếp chi phí để khắc phục, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải để có thể vận hành 100% công suất thiết kế nên Nhà máy chỉ có thể hoạt động ở mức 60% công suất thiết kế;  giá xăng dầu hiện nay đang ở mức thấp nên các cổ đông BSR, PVOil lo ngại có thể rủi ro mất vốn do sản xuất kinh doanh thua lỗ.

Đến nay đã có 4 nhà đầu tư đăng ký tham gia và 1 nhà đầu tư đã nộp Hồ sơ đề xuất hợp tác kinh doanh. Theo kế hoạch, thời hạn các nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất là đến 02 tháng 10 năm 2017, sau đó BSR-BF sẽ tổ chức đánh giá lựa chọn nhà đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có 2 đối tác mong muốn tham gia hợp tác vận hành lại Nhà máy là Công ty Tùng Lâm và Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp Tín Thành (Công ty Tín Thành). PVN đang chỉ đạo các cổ đông (BSR, PVOil) và BSR-BF lập đầu bài mời nhà đầu tư tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh.

Dự án Nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ

Tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa khởi động lại.

Theo chỉ đạo của PVN, các đơn vị thành viên của PVN (PVFCCo, PVCFC, BSR) đã cử nhân sự đến hỗ trợ PVTEX rà soát đánh giá thực trạng Nhà máy thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng Nhà máy. Mặt khác, PVN đã thành lập Tổ hỗ trợ về Kỹ thuật, Tài chính, Thương mại, Pháp lý… từ nhân sự của PVN và các đơn vị thành viên để hỗ trợ PVTex chuẩn bị khởi động lại Nhà máy.

Còn đối với Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), trong 8 tháng đầu năm 2017, đã có một số đơn hàng nhỏ, bình quân một đơn hàng chỉ đạt khoản 3 tỷ đồng nên không thể bù đắp được phần doanh thu bị thiếu so với kế hoạch đã được PVN phê duyệt.

Nếu không tính khoản hoàn nhập 45,89 tỷ đồng khoản tiền dự phòng mà DQS đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi ở những năm trước thì tiếp tục lỗ 26,26 tỷ đồng (chưa bao gồm khoản lãi phạt của YMC, VFC). Bên cạnh đó, DQS cũng đã nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) 12,47 tỷ đồng.

Dự án Bột giấy Phương Nam: 2 lần án đấu giá bất thành 

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, đến nay Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện xong khâu định giá, tổ chức phương án và tiến hành tổ chức bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của nhà máy. Đến nay, đã qua 2 lần tổ chức bán đấu giá, nhưng đều không thành công. 

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ, việc bán đấu giá tiếp tục tập trung triển khai thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

2 Dự án đầu tư sản xuất thép vẫn chồng chất khó 

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên (TISCO):

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên (TISCO), trong 9 tháng đầu năm 2017, vẫn ổn định với giai đoạn 1 đã hoàn thành trước đó đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, với dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 vẫn chưa giải quyết xong các vướng mắc với Tổng thầu Trung Quốc là MCC.

Hiện nay, TISCO đang tổ chức tiến hành xây dựng chi tiết phương án và khả năng tăng vốn điều lệ. Phương án tăng vốn điều lệ phải xây dựng theo đúng nguyên tắc không sử dụng thêm ngân sách và vốn đầu tư của tổng công ty theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại văn bản số 5691/BCT-CNNg ngày 28/06/2017.VNSTEEL hiện cũng đang xây dựng phương án thoái vốn tại TISCO theo chỉ đạo và sẽ trình Bộ Công Thương vào cuối tháng 9/2017.

Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án nhà máy thép Việt – Trung (VTM)):

Từ tháng 3 năm 2017, hoạt động sản xuất kinh doanh của VTM bắt đầu có lãi, ước tính lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm là 163 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đã nộp tổng cộng 502 tỷ đồng tiền thuế các loại vào ngân sách nhà nước, trong đó tiền cấp quyền khai thác đã nộp đến ngày 21/9/2017 là 164 tỷ đồng, còn lại 38 tỷ đồng phải nộp tiếp sẽ hoàn thành trong Quý IV năm 2017.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của VTM vẫn còn nhiều khó khăn (nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, chi phí tài chính, khấu hao lớn, cân đối trả nợ, khả năng thanh toán còn thấp..).

Lộ trình xử lý cho các dự án thua lỗ

Theo kế hoạch của Bộ Công thương về lộ trình xử lý các dự án thua lỗ, mục tiêu trong năm 2017 phải hoàn thành xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện, trong đó cần tập trung vào các nhiệm vụ:

Bao gồm: Xây dựng Dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí Thư, Quốc hội về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém đối với 12 dự án, doanh nghiệp thuộc ngành công thương thời gian qua trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm 2017; Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện kèm theo cam kết và lộ trình xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp đối với xử lý các khó khăn, tranh chấp của các Hợp đồng EPC; trường hợp phức tạp, còn nhiều vướng mắc thì xem xét cho gia hạn đến hết Quý I năm 2018; Triển khai thực hiện và thông tin đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đối với các kiến nghị đề xuất của các dự án, doanh nghiệp.

Cụ thể, về kinh phí khởi động lại Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: do các cổ đông của các doanh nghiệp này xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Đối với việc xử lý tàu 104.000 DWT của Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất: Tập đoàn Dầu khí Việt nam khẩn trương chỉ đạo thuê tư vấn xác định giá trị để làm cơ sở kiểm toán, quyết toán bàn giao tàu.

Đối với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam: tiếp tục thực hiện bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, làm việc với các Bộ ngành để xem xét các đề xuất hỗ trợ các cơ chế, chính sách đối với xử lý các khó khăn, vướng mắc của các dự án, doanh nghiệp.

Đến hết năm 2018pPhấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp.

Đến năm 2020, hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.

Cả giai đoạn 2017-2020, xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cần có nỗ lực cụ thể giải quyết các vướng mắc của 12 Dự án tồn đọng lâu nay. Theo Bộ trưởng, xử lý các Dự án này rất phức tạp nhưng "dù có khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn phải làm" 

Để hoàn thành mục tiêu theo chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ trưởng nhấn mạnh, quan trọng là sự chủ động của chủ đầu tư, các Tập đoàn, Tổng công ty và của các đơn vị thuộc Bộ... "Chúng ta phải tự cứu mình trước khi có sự phối hợp của các Bộ, ngành; trước khi Thủ tướng phê duyệt phương án cuối cùng. Chúng ta thực hiện bằng trách nhiệm của mình với những việc làm cụ thể chứ không phải chỉ lo báo cáo bằng văn bản", 

Bộ trưởng cũng chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ rà soát, cập nhật thông tin, gửi Vụ Kế hoạch là đầu mối để hoàn thiện Báo cáo liên quan đến lộ trình và kế hoạch triển khai xử lý 12 Dự án hoạt động kém hiệu quả và trình Báo cáo lên Chính phủ, Bộ Chính trị, Quốc hội vào ngày 30/9.

Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS)
Trong 8 tháng đầu năm 2017, ngoài việc tiếp tục thi công đóng mới 02 tàu dịch vụ (chủ tàu Vietsovpetro), tàu Gas 1.200 m3 (chủ tàu Việt Xuân Mới), hoàn thiện sửa chữa tàu Côn Sơn, Chí Linh (phần thi công súc rửa tại Vũng Tàu), DQS đã nỗ lực tìm kiếm và bổ sung các đơn hàng từ các đơn vị trong và ngoài ngành như tàu Epic 8, Epic 9, Petrolimex 18, Petrolimex 14... tuy nhiên giá các đơn hàng này không lớn (bình quân một đơn hàng chỉ đạt khoản 3 tỷ đồng) nên không thể bù đắp được phần doanh thu bị thiếu so với kế hoạch đã được PVN phê duyệt; 8 tháng đầu năm mặc dù DQS hạch toán hoàn nhập 45,89 tỷ đồng khoản tiền dự phòng của EIC mà DQS đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi ở những năm trước tuy vậy khi chưa tính khoản lãi phạt của YMC, VFC thì số lãi của DQS cũng chỉ đạt 19,63tỷ đồng, do đó nếu không có khoản hoàn nhập này thì tiếp tục lỗ 26,26 tỷ đồng (chưa bao gồm khoản lãi phạt của YMC, VFC). Bên cạnh đó, DQS cũng đã nộp Ngân sách Nhà nước (NSNN) 12,47 tỷ đồng.
2 Dự án đầu tư sản xuất thép
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên (TISCO):
Trong 9 tháng đầu năm 2017, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Gang thép thái nguyên vẫn ổn định với giai đoạn 1 đã hoàn thành trước đó đưa vào sử dụng. Giá trị sản xuất công nghiệp của TISCO ước đạt 2.061 tỷ đồng với lợi nhuận ước đạt 95,89 tỷ. Thép cán sản xuất đạt 551.572 tấn; phôi thép sản xuất đạt 313.948 tấn; gang sản xuất đạt 136.287 tấn.
Về tình hình Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2:
- Giải quyết các vướng mắc với Tổng thầu MCC và 14 nhà thầu phụ: Từ ngày 24/7/2017 đến ngày 9/8/2017 đoàn công tác của MCC PID đã làm việc tại TISCO. Cụ thể đã có các cuộc làm việc, trao đổi với Lãnh đạo công ty, Ban QLDA và các phòng ban chức năng Công ty về các nội dung tồn tại liên quan cần phải giải quyết theo chỉ đạo của Chính phủ. Ngày 7/8/2017 Hội đồng quản trị TISCO đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của MCC, hai bên thống nhất quan điểm cần tập trung giải quyết các tồn tại vướng mắc liên quan đến Dự án, có kết quả báo cáo với Chính phủ trước ngày 30/9/2017. MCC bày tỏ mong muốn tiếp tục được thực hiện hoàn thành toàn bộ các công việc còn lại của Gói thầu EPC số 01# theo hình thức hợp đồng EPC trọn gói, hiện nay MCC đang làm việc với TISCO cùng đơn vị tư vấn và các nhà thầu phụ Việt Nam để phấn đấu giải quyết các tồn tại liên quan đến các nhà thầu phụ, hoàn thành theo đúng tiến độ Chính phủ chỉ đạo. Riêng báo giá mới cho TISCO, phía MCC thông báo hiện nay đang rà soát, sau khi được lãnh đạo MCC ký sẽ cung cấp kịp thời cho TISCO để trình các cấp có thẩm quyền của Việt Nam.
- Đối với các tồn tại của 14 nhà thầu phụ Việt Nam: Các bên đang nỗ lực để cố gắng giải quyết dứt điểm tồn tại của 14 hợp đồng thầu phụ xong trước khi tái khởi động lại Dự án. Ngày 07 tháng 8 năm 2017, Giám đốc Dự án của MCC đã có buổi làm việc với Hội đồng quản trị TISCO để thống nhất việc giải quyết các tồn tại vướng mắc liên quan đến Hợp đồng EPC và các hợp đồng thầu phụ đã ký với 14 nhà thầu phụ Việt Nam và đã có văn bản số 585/GTTN-QLDA gửi cho 14 nhà thầu lịch làm việc với các nhà thầu phụ Việt Nam thi công Phần C của Hợp đồng số 01#EPC/TISCO-MCC. Dự kiến thời gian hoàn thành trong Quý IV năm 2017.
- Về việc rút vốn của SCIC: Đã hoàn thành việc rút 1.000 tỷ đồng vốn góp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để bảo toàn một phần vốn góp của Nhà nước.
- Về việc thuê đơn vị tư vấn định giá và đánh giá hiệu quả kinh tế của Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2: TISCO đã ký hợp đồng thuê CONINCO xác định phạm vị công việc và lập dự toán cho việc thuê tư vấn định giá và đánh giá hiệu quả kinh tế của Dự án trong tháng 6 năm 2017. Tiếp theo đó, đã tổ chức đấu thầu thành công cả về kỹ thuật và tài chính gói thầu “Định giá và đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên”. Ngày 28 tháng 8 năm 2017, Bộ Công Thương đã mời nhà thầu đến thương thảo hợp đồng. Dự kiến ngày 10 tháng 9 năm 2017 TISCO và đơn vị trúng thầu sẽ ký hợp đồng, theo tiến độ dự kiến đơn vị thực hiện sẽ hoàn thành công tác thẩm định trong tháng 10 năm 2017.
- Về việc phát hành tăng vốn điều lệ: Ngày 29/6/2017 Công ty TISCO đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2017 thông qua chủ trương phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ của Công ty TISCO sau khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục liên quan đến việc rút vốn của SCIC khỏi Công ty TISCO theo quy định của pháp luật và ủy quyền cho HĐQT Công ty TISCO xây dựng phương án phát hành tăng vốn điều lệ, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật. Các cổ đông hoàn toàn nhất trí và biểu quyết với tỷ lệ 100% tán thành.
Hiện nay, TISCO đang tổ chức tiến hành xây dựng chi tiết phương án và khả năng tăng vốn điều lệ. Phương án tăng vốn điều lệ phải xây dựng theo đúng nguyên tắc không sử dụng thêm ngân sách và vốn đầu tư của Tổng công ty theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại văn bản số 5691/BCT-CNNg ngày 28/06/2017.
- Về việc xây dựng phương án thoái vốn của VNSTEEL tại TISCO: VNSTEEL đang xây dựng phương án thoái vốn tại TISCO theo chỉ đạo và sẽ trình Bộ Công Thương vào cuối tháng 9/2017.
Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án nhà máy thép Việt – Trung (VTM)):
Từ tháng 3 năm 2017, hoạt động sản xuất kinh doanh của VTM bắt đầu có lãi, ước tính lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm là 163 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đã nộp tổng cộng 502 tỷ đồng tiền thuế các loại vào ngân sách nhà nước, trong đó tiền cấp quyền khai thác đã nộp đến ngày 21/9/2017 là 164 tỷ đồng, còn lại 38 tỷ đồng phải nộp tiếp sẽ hoàn thành trong Quý IV năm 2017.Tuy nhiên, hoạt động SXKD của VTM vẫn còn nhiều khó khăn (nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, chi phí tài chính, khấu hao lớn, cân đối trả nợ, khả năng thanh toán còn thấp..).
Về việc giải quyết các vướng mắc với đối tác liên doanh:
- Về đàm phán sửa đổi Hợp đồng liên doanh: Đã thống nhất được một số nội dung sau: (1) Tiếp tục triển khai Dự án dây chuyền cán thép 500.000 tấn/năm và triển khai các hạng mục thu hồi kim loại từ xỉ thép, hạng mục phát điện khí than lò cao TRT theo thoả thuận giữa các bên liên doanh trước đây; (2) Hủy bỏ việc xuất khẩu quặng sắt đối lưu than coke trong Hợp đồng liên doanh; (3) Chấm dứt Hợp đồng nguyên tắc về xuất khẩu quặng đối lưu than coke mà phía Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã ký với Công ty TNHH khống chế cổ phần gang thép Côn Minh (KISC) năm 2006;
- Về đàm phán sửa đổi Điều lệ Công ty: Đang tiếp tục đàm phán với đối tác liên về quy định đề cử chức danh Tổng giám đốc, các điều khoản còn lại cơ bản phù hợp với quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Về phương án góp vốn đầu tư dây chuyền cán công suất 500.000 tấn/năm: Tiếp tục góp vốn để đầu tư dây chuyền cán thép công suất 500.000 tấn/năm, theo đó, nguồn vốn thực hiện dự án sẽ do các bên liên doanh tự góp 30%, vay vốn thương mại 70% của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Hiện nay VTM đã hoàn thành Thiết kế cơ sở trình Bộ Công Thương thẩm định.
Đối với Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, đến nay Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện xong khâu định giá, tổ chức phương án và tiến hành tổ chức bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của nhà máy. Đến nay, đã qua 2 lần tổ chức bán đấu giá, nhưng đều không thành công.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ, việc bán đấu giá tiếp tục tập trung triển khai thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Lộ trình cho từng dự án
Tại cuộc họp chiều nay, Bộ Công thương đã thống nhất đưa ra lộ trình xử lý cho các dự án.
Mục tiêu là trong năm 2017: Hoàn thành xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện, trong đó cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: Xây dựng Dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí Thư, Quốc hội về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém đối với 12 dự án, doanh nghiệp thuộc ngành công thương thời gian qua trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm 2017; Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện kèm theo cam kết và lộ trình xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp đối với xử lý các khó khăn, tranh chấp của các Hợp đồng EPC; trường hợp phức tạp, còn nhiều vướng mắc thì xem xét cho gia hạn đến hết Quý I năm 2018; Triển khai thực hiện và thông tin đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đối với các kiến nghị đề xuất của các dự án, doanh nghiệp, trong đó:
+ Về kinh phí khởi động lại Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: do các cổ đông của các doanh nghiệp này xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
+ Đối với việc xử lý tàu 104.000 DWT của Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất: Tập đoàn Dầu khí Việt nam khẩn trương chỉ đạo thuê tư vấn xác định giá trị để làm cơ sở kiểm toán, quyết toán bàn giao tàu.
+ Đối với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam: tiếp tục thực hiện bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, làm việc với các Bộ ngành để xem xét các đề xuất hỗ trợ các cơ chế, chính sách đối với xử lý các khó khăn, vướng mắc của các dự án, doanh nghiệp.
Đến hết năm 2018: Phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp.
Đến năm 2020: Hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.
Cả giai đoạn 2017-2020: Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng gợi ý, về khó khăn liên quan đến vốn vay của các Dự án, các Tập đoàn, Tổng công ty cần xem lại các khoản vay để giãn nợ. Về việc có hay không việc bỏ thêm tiền để "cứu" các Dự án, Thứ trưởng đề nghị, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty phải tự chịu trách nhiệm về việc này chứ không nên trông chờ Chính phủ có cho phép hay không.
Vẫn chưa thể khởi động trở lại Dự án PVTex
Tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa thể khởi động lại do PVTex bị thua kiện trong vụ tranh chấp với KCN...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư