Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: Rộng đường vào thị trường 3,5 tỷ dân
Thế Hải - 23/05/2019 19:36
 
Thông tin về tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Trưởng đoàn đàm phán RCEP của Chính phủ, bà Nguyễn Quỳnh Nga cho biết, đến thời điểm này, RCEP đã qua 25 phiên đàm phán chính thức, nhiều phiên giữa kỳ, 13 phiên đàm phán bộ trường, 2 hội nghị cấp cao.
Đàm phán Hiệp định RCEP giữa ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 06 đối tác (là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand) bắt đầu từ năm 2013 và hiện đang đi vào giai đoạn cuối.
Đàm phán Hiệp định RCEP giữa ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 6 đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand) bắt đầu từ năm 2013 và hiện đang đi vào giai đoạn cuối.

Hội thảo: “Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ASEAN+6 (RCEP): Tình hình đàm phán và những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm” do VCCI phối hợp với Bộ Công Thương và Đoàn đàm phán của Chính phủ về RCEP tổ chức diễn ra sáng 23/5/2019 tại Hà Nội.

Kỳ vọng kết thúc đàm phán cuối năm 2019

Đàm phán Hiệp định RCEP giữa ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 06 đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand) bắt đầu từ năm 2013 và hiện đang đi vào giai đoạn cuối.

Sau 6 năm đàm phán, RCEP đang đi đến giai đoạn cuối cùng và dự kiến sẽ được thông qua trong thời gian tới. Các chuyên gia thương mại đều nhận định, RCEP được thông qua sẽ tạo một “sân chơi” lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư, thúc đẩy và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực.

Thông tin tại Hội thảo, Trưởng đoàn đàm phán RCEP của Chính phủ, Phó vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), bà Nguyễn Quỳnh Nga cho biết, đến thời điểm này, RCEP đã qua 25 phiên đàm phán chính thức, nhiều phiên giữa kỳ,13 phiên đàm phán bộ trường, 2 hội nghị cấp cao.

Với quy mô thị trường lên tới 3,5 tỷ dân, chiếm gần 30% GDP toàn cầu, RCEP hiện đã kết thúc 6 nội dung đàm phán chính: Doanh nghiệp vừa và nhỏ; mua sắm Chính phủ; Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh kiểm dịch; hợp tác kinh tế kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp.

"Đàm phán đã đi vào chặng cuối nhưng càng về cuối thì càng phức tạp và giai đoạn cuối cũng là giai đoạn khó bước nhất. Nhưng kỳ vọng là có thể kết thúc cuối năm nay", bà Nga nói.

Theo Trưởng đoàn đàm phán RCEP của Chính phủ cho biết, ASEAN giữ vai trò trung tâm và dẫn dắt trong đàm pháp RCEP. Mục tiêu chính trong đàm phán RCEP là đồng bộ hóa các FTA mà ASEAN đã có với các đối tác nhưng phát triển thêm nội dung cao hơn để mở cửa thị trường.

Với vai trò là đầu mối cung cấp thông tin về đàm phán Hiệp định RCEP cho doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO thuộc VCCI cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực được ký kết, phê chuẩn và đi vào hiệu lực sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Mục tiêu của RCEP là thiết lập một siêu hiệp định thương mại tự do, kết nối các khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Nền tảng cơ bản vững chắc là các FTA đã có giữa ASEAN với các đối tác.

Giảm áp lực nguyên liệu

Các chuyên gia thương mại cho rằng, RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, đồng thời được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.

RCEP có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang nhập siêu khá lớn từ khu vực này. Theo đó, nguồn nguyên liệu sản xuất doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN và 6 nước cộng thêm cũng sẽ được xem như là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước có ký kết hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho hay, mục tiêu trong đàm phán RCEP là làm sao tham gia Hiệp định hiệu quả nhất. Những năm qua, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP của Việt Nam thuộc diện cao trong khu vực nhưng giá trị gia tăng của Việt Nam lại thấp nhất.

Trước đây, một số mặt hàng của Việt Nam sản xuất sử dụng  của 1 trong 6 nước đối tác với Asean thì không được hưởng ưu đãi, nhưng với việc ra đời của RCEP sẽ giải tỏa được vấn đề này. Bởi điểm rất mới trong RCEP và được đánh giá có lợi cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt xuất xứ cộng gộp toàn phần. Bất cứ một giá trị nào được tạo ra bởi thành viên của một nước RCEP nhưng vẫn được coi là giá trị tại nơi sản xuất cuối cùng.

46,2 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tận dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA năm 2018 đạt 46,2 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư