Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Hơn 1.000 doanh nghiệp hội tụ tại Saigon Tex 2017
Thế Hải - 20/03/2017 17:31
 
Triển lãm Triển lãm Quốc tế Dệt may, thiết bị và nguyên phụ liệu (Saigon Tex 2017) sẽ khai màn vào ngày 5/4/2017 với sự trở lại của nhiều nhà cung cấp lớn từ Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Macau, Malaysia, Hà Lan, Pakistan…

Dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Triển lãm Triển lãm Quốc tế Dệt may, thiết bị và nguyên phụ liệu (Saigon Tex 2017) do Tập Đoàn Dệt May Việt Nam – VINATEX, Công ty TNHH Tổ chức Triển lãm VCCI (Vietcham Export), Công ty Tổ chức Triển lãm CP Exhibition, Hongkong tổ chức sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Sài gòn (SECC), TP.Hồ Chí Minh ngày 5/4.

Saigon Tex 2017 có hơn 1.065 doanh nghiệp tham gia, gồm nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đến từ 24 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới như Trung Quốc, Canada, Bỉ, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Macau, Malaysia, Hà Lan, Pakistan, Philipines, Singapore, Thụy Sỹ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Anh, Mỹ… tham dự.

Với quy mô xuất khẩu lên tới 35 tỷ USD, ngành dệt may Việt Nam có sức hút lớn với các nhà sản xuất máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu.
Với quy mô xuất khẩu lên tới 35 tỷ USD, ngành dệt may Việt Nam có sức hút lớn với các nhà sản xuất máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu.

Mặt hàng trưng bày tại Triển lãm là các loại máy móc chuyên ngành dệt may và thiết bị phụ trợ; Máy móc và Trang thiết bị phụ kiện thời trang; Phụ kiện, trang thiết bị ngành dệt may và nhuộm; Thiết bị quản lý và phát triển doanh nghiệp.

Saigon Tex 2017 sẽ tạo điều kiện cho các công ty dệt may Việt Nam có cơ hội tham quan, tìm hiểu, lựa chọn các chủng loại thiết bị có trình độ công nghệ hiện đại được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến, định hướng đầu tư thêm công nghệ mới nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hoá và có thêm nguồn nguyên phụ liệu, chủ động đáp ứng nhu cầu của khách mua hàng nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm…

Quy mô ngành dệt may không ngừng tăng lên trong những năm qua, và dự báo còn tiếp tục tăng khi các doanh nghiệp vẫn có kế hoạch mở rộng đầu tư.

Hiện nay, để có được kim ngạch xuất khẩu đạt 28-30 tỷ USD, ngành dệt may đang phải gần 10,5 tỷ USD, trong đó nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…

Ngành dệt may tiếp tục thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị, máy móc và nguyên phụ liệu từ các thị trường lớn.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, các doanh nghiệp dệt may ngày nay không tiếc tiền đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến nhất để thúc đẩy nâng cao năng suất, giảm thiểu được chi phí tiền lương do giảm được số lượng lao động trực tiếp sản xuất…

Xuất khẩu 11,8 tỷ USD hàng dệt may sang Hoa Kỳ trong năm qua
Tăng trưởng xuất khẩu thấp ở hầu hết các thị trường chủ lực, trong đó Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ, khi kim ngạch xuất khẩu cả năm 2016 chỉ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư