Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
VBF 2018
JCCI đề nghị bán cổ phần nhà nước theo quy trình M&A
Khánh Linh - 04/12/2018 09:50
 
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) mong muốn quy trình bán vốn cổ phần của nhà nước sao cho gần với quy trình M&A theo tiêu chuẩn quốc tế.
.
Ông Koji Ito, Chủ tịch JCCI nêu kiến nghị tại VBF 2018

Ông Koji Ito, Chủ tịch JCCI khuyến nghị, cần phải đảm bảo việc đánh giá đầy đủ thực trạng và các vấn đề của doanh nghiệp bán vốn thông qua quá trình rà soát đặc biệt liên quan đến luật pháp, tài chính, thuế, và đưa vào hợp đồng (hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, hợp đồng cổ đông). Nếu quá trình này phát hiện vấn đề gi, cần phải có giải pháp.

Vì, với các nhà đầu tư chiến lược có chất lượng tốt là các doanh nghiệp niêm yết của nước ngoài bao gồm cả Nhật Bản, do nghĩa vụ giải trình trước cổ đông, hội đồng quản trị của công ty khi quyết định đầu tư liên quan đến các dự án M&A, sẽ phải thực hiện việc đánh giá các phân tích rủi ro, rà soát, các đối sách trong quy trình nêu trên một cách thận trọng.

“Nếu quy trình này không đầy đủ thì khả năng nhà đầu tư đưa ra quyết định tham gia tiếp dự án sẽ là rất thấp. Vì vậy chúng tôi đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh lại quy trình bán vốn”, ông Koji Ito nói.

Cho đến nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư cổ phần thiểu số với tư cách là nhà đầu tư chiến lược hoặc thành lập liên doanh tại rất nhiều doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp tài chính ngân hàng), và cũng còn rất nhiều doanh nghiệp Nhật hiện đang xem xét việc đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước..

Vì vậy, JCCI rất mong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam sẽ tiến triển tốt đẹp, thuận lợi thông qua việc đầu tư, góp vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Để thực hiện tốt cải cách doanh nghiệp nhà nước, ông Kijo cho rằng, điều quan trọng hơn hết là phải kêu gọi các nguồn vốn đầu tư “có chất lượng cao” từ nước ngoài, bao gồm cả Nhật Bản.

Mặt khác, quy mô của các doanh nghiệp tập đoàn nhà nước chủ lực là rất lớn, có nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài rất khó có thể hiểu rõ nội dung ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn đa tầng này. Do vậy, sẽ hiệu quả hơn nếu tách riêng các công ty con, công ty cháu trong tập đoàn một cách rõ ràng theo nội dung ngành nghề để ưu tiên đầu tư.

Ngoài ra, ông Kijo Ito cũng đề nghị tăng cường bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước mà Chính phủ vẫn nắm cổ phần chi phối theo quy định hiện hành, do đó mà đa số vẫn bị hạn chế đầu tư nước ngoài.

“Với những trường hợp vì hạn chế của các quy định pháp luật mà nhà đầu tư chỉ có thể góp vốn của cổ đông thiểu số như vậy, thì để thu hút các nhà đầu tư tốt thì cần phải tăng cường bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư một cách dài hạn”, ông Kijo khuyến nghị.

[Infographic] Đã cổ phần hóa 147 doanh nghiệp, thu về 206.720 tỷ đồng
Từ năm 2016 đến nay, cả nước đã cổ phần hóa 147 doanh nghiệp, thu được 206.720 tỷ đồng từ cổ phần hóa, thoái vốn.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư