Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Kết quả giám định gần 9.000 lít nghi xăng máy bay: Không phải xăng, chẳng phải dầu
Hữu Tuấn - 05/04/2016 09:06
 
Trong một diễn biến mới nhất vụ bắt giữ 8.815 lít chất lỏng nghi là xăng, mẫu giám định đã cho kết quả kinh ngạc.

Trong một diễn biến mới nhất, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông báo có kết quả giám định về chất lỏng lấy từ bồn chứa của chiếc xe BKS 29C 39161.

Kết quả giám định cho thấy: Hàm lượng chì lên đến 0.8651 g/l (Gam trên lít) trong khi hàm lượng chì tối đa trong xăng A92 chỉ là 0.013 , tức là cao gấp thông thường gần 80 lần.

Đáng ngạc nhiên hơn, tất cả các máy đo hiện đại nhất của Trung tâm kỹ thuật  tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 không thể xác định được Trị số Octan trong chất lỏng này là bao nhiêu. Và chính vì thế, không thể khẳng định đây là xăng, dầu hay một loại sản phẩm nào đó có trong danh mục quản lý của Bộ KHCN. Đây là điều hy hữu xảy ra.

"Trong ngày hôm nay 5/6, chúng tôi sẽ có cuộc làm việc với Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng", lãnh đạo Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho hay.

Xe vận chuyển 8.815 lít chất lỏng, nghi là xăng, không có hóa đơn, chứng từ kèm theo bị bắt giữ. (Ảnh: Dân trí)
Xe vận chuyển 8.815 lít chất lỏng, nghi là xăng, không có hóa đơn, chứng từ kèm theo bị bắt giữ. (Ảnh: Dân trí)

Nói cách khác, đây là “chất lạ” nên không thể tiêu huỷ theo quy trình tiêu huỷ xăng hay dầu thông thường. Nhiều nghi vấn đã được đặt ra là nếu không phải là xăng, lại được vận chuyển bằng xe chuyên dụng chở xăng dầu vậy chất này dùng để làm gì? Liệu có phải đây là một loại chất phụ gia dùng để pha chế vào xăng kém chất lượng, hoặc xăng A83 làm tăng chỉ số Octan để biến thành xăng A92 hay A95 xịn? Liệu đây có phải là chiêu thức mới trong gian lận thương mại tinh vi trong lĩnh vực xăng dầu?

Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng thường trực BCĐ 389 Quốc gia nhận định, "Những dấu hiệu nghi vấn dùng loại chất lỏng này để pha chế thành xăng cần phải điều tra làm cho rõ... Rất có thể các đối tượng dùng mọi thủ đoạn, lợi dụng việc xăng A83 tồn kho còn nhiều để cho các chất làm tăng chỉ số như A92, A95 để bán kiếm lời".

Trên thị trường xăng A83 đã chính thức bị "khai tử" g từ ngày 1/1/2014 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Dù bị loại khỏi thị trường nhưng có một điều chắc chắn rằng loại xăng này chưa vĩnh viễn biến mất do vẫn còn nguồn nhập lậu và lượng xăng A83 tồn kho. Từ đây tiềm ẩn nguy cơ loại xăng này bị tuồn ra thị trường, sau đó được pha chế với một số loại hoá chất để “hô biến” thành A92, A95. Trên thực tế, cơ quan chức năng từng bắt giữ được các vụ mà các đối tượng đã dùng Methanol hay hoá chất dạng bột để thay áo xăng A83 thành A95.

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, BCĐ 389 Quốc gia đã gửi công văn số 06 – BCĐ 389/VPTT tới BCĐ 389 tỉnh Hưng Yên yêu cầu tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc. Trong đó, BCĐ 389 Quốc gia nhấn mạnh cần phải làm rõ nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên, doanh nghiệp nào nhập? Chất lỏng trên xe thực chất là chất gì? Có phải là hàng hóa của các đơn vị quân đội trên địa bàn bị móc nối bán ra ngoài để thu lợi bất chính không?

Trước đó, ngày 4/3, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9, Chi cục QLTT tỉnh Hưng Yên khi kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm soát 29C 391.61 dừng đỗ tại Trạm soát vé số 1, Quốc lộ 5A đã phát hiện trên xe đang vận chuyển 8.815 lít chất lỏng, nghi là xăng, không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.

Cơ quan chức năng đánh giá, số chất lỏng trên xe nghi là xăng đặc chủng của máy bay mà các đối tượng lấy trộm rồi đưa ra bán ngoài thị trường. Bởi trước đó, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã nhận thông tin tố giác về hành vi móc nối bơm hút xăng dùng cho máy bay tại khu vực kho của Công ty TNHH Một thành viên 165 (thuộc Tổng công ty Xăng dầu Quân đội tại thị trấn Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên) để đưa ra tiêu thụ bên ngoài. 

Sau “khẩu chiến”, Bộ Tài chính mong Bộ Công thương sửa Nghị định về xăng dầu
Sau những “trục trặc” trong quá trình điều hành giá xăng dầu khiến người tiêu dùng è cổ ra chịu giá cao, trong khi các doanh nghiệp đầu mối...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư