Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Kiểm toán chuyên đề về tái cơ cấu tại 9 tổng công ty, tập đoàn kinh tế
Anh Minh - 17/11/2015 17:11
 
Kiểm toán Nhà nước bắt đầu đợt kiểm toán Chuyên đề kéo dài 70 ngày về việc thực hiện Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”.
Bộ GTVT đã cơ bản hoàn thành việc tái cơ cấu các Tổng công ty trực thuộc
Bộ GTVT đã cơ bản hoàn thành việc tái cơ cấu các Tổng công ty trực thuộc

Có 7 bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và xã hội, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Công thương, Xây dựng và 9 tổng công ty, tập đoàn kinh tế: Công nghiệp hóa chất, Công nghiệp cao su, Công nghiệp Than - Khoáng sản, Dệt may, Bưu chính Viễn thông, Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Vietnam Airlines, Công nghiệp tàu thủy, Đường sắt Việt Nam là đối tượng của đợt kiểm toán này.

Cùng với việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả  trong việc tái cơ cấu, Kiểm toán Nhà nước sẽ xem xét việc tham gia mua lại vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào lĩnh vực ngân hàng và mua cổ phần tại các doanh nghiệp CPH của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Đối với các bộ, Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung đánh giá hiệu quả, hiệu lực việc ban hành cơ chế, chính sách trong việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu doanh nghiệp trực thuộc.

Được biết, phạm vi kiểm toán là thời kỳ 2011 – 2014 và các thời kỳ trước, sau có liên quan.

Theo mục tiêu Chính phủ đề ra, 2015 là năm cuối để thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty giai đoạn 2011 - 2015. Sau hơn 3 năm thực hiện, tình hình sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu khu vực quốc doanh đã đạt được một số kết quả.

Báo cáo trước Quốc hội ngày 20/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay tổng tài sản của doanh nghiệp Nhà nước năm 2015 tăng 26% so với năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng 57%, lợi nhuận trước thuế tăng 16%. Sau một năm cổ phần hóa, vốn điều lệ bình quân của 2.400 doanh nghiệp cũng tăng 68%, lợi nhuận sau thuế tăng 100%, nộp ngân sách tăng 47%.

Chính phủ cũng đã hoàn thiện danh mục những ngành, lĩnh vực Nhà nước sẽ nắm giữ trên 75%, từ 67-75%, dưới 65% vốn điều lệ hoặc không giữ vốn sau khi cổ phần hóa, tạo cơ sở cho quá trình thoái vốn Nhà nước diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Nhưng bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu hiện nay vẫn còn nhiều điều “ngổn ngang”, dù giai đoạn nước rút đã cận kề. Dễ dàng nhận thấy, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp chậm so với kế hoạch đề ra. Theo mục tiêu của Chính phủ, trong năm nay, cả nước phải cổ phần hóa 289 doanh nghiệp, nhưng 8 tháng đầu năm, mới có 95 doanh nghiệp thực hiện. Tổng chung đến tháng 9/2015, 340 doanh nghiệp được cổ phần hóa, hoàn thành 64% kế hoạch 2011 - 2015.

Trong tổng số hơn 1.300 doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm 1/1/2011, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay tới cuối năm nay dự kiến còn hơn 600 đơn vị Nhà nước vẫn nắm 100% vốn.

Với 70 doanh nghiệp đã bán cổ phần lần đầu (IPO) ra công chúng từ đầu năm, lượng cổ phiếu “trao tay” mới đạt 36% tổng số lượng cổ phần chào bán, đồng nghĩa có nhiều phiên đã không thu hút được người mua.

Thoái vốn Nhà nước đến nay chỉ đạt 8.390 tỷ đồng, so với hơn 23.700 tỷ đồng “đọng” lại trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính, ngân hàng cuối năm 2011.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Ngổn ngang trước giờ G
Quá trình cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước hay thoái vốn ngoài ngành đang gặp nhiều trở ngại dù chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ phải về...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư